Ngày 10/5/2025, nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi học thuật, tham vấn ý kiến từ giới chuyên gia và nhà khoa học về các vấn đề pháp lý và thực tiễn phát sinh trong quá trình xây dựng thị trường carbon, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại thương phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Thị trường Carbon: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” tại Hội trường A.1002, phòng họp A.905 và A.803, cơ sở Nguyễn Tất Thành.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Về phía khách mời, Hội thảo vinh dự đón tiếp sự có mặt của các vị đại biểu, khách quý gồm:
- Ths. Nguyễn Hữu Phú - Phó Vụ Trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao
- Ông Trần Minh Giang - Phó trưởng Phòng Pháp chế thị trường tài chính, Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính
- Ông Nguyễn Thành Công - Phó Trưởng phòng thị trường các-bon, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tây Ninh
- Ông Lê Đức Thuận - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa
- Ông Phạm Duy Hưng - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi
- Bà Lưu Thị Thanh - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng
- Bà Nguyễn Thị Bích Lành - Phó Trưởng phòng khoáng sản nước và Biến đổi khí hậu - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình
- TS. Trịnh Bảo Sơn - Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
- TS. Hồ Minh Nhật - Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Ông Phạm Hoài Linh - Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai
- Ông Huỳnh Lê Duy Anh - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre
- Ông Phạm Giang Nam - Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông Thành Minh Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Ông Trương Hữu Hạnh – Thẩm phán, Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- ThS. Vũ Thị Thu Huỳnh - Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
- Ths. Võ Cao Hoàng Ngọc - Toà Dân sự - Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Ông Phạm Hồng Thắng - Giám đốc Quan hệ quốc tế Công ty đầu tư cổ phần sản xuất năng lượng xanh
- Bà Trần Thị Thanh Hà - Phó Giám đốc ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thủ Thiêm
- Bà Võ Thị Mỹ Hạnh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
- Bà Phạm Thị Ngọc Yến - Trưởng Phòng Pháp Lý, Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động
- Ông Triệu Thanh Thinh - ESG Sustainability Manager, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động (MWG)
- Bà Lê Kiều Oanh - Trưởng phòng chiến lược, Công ty CP Copper Mountain Energy
- Bà Đinh Thị Hiếu - Phụ trách phòng Hành chính - Kế toán, Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công
- Ông Phạm Văn Vũ - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Lạc Phát
- Ông Đinh Ngọc Ninh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Năng Lượng Xanh
- TS. Đào Phú Quốc - Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững và Đa dạng sinh học - Viện Môi Trường và Tài Nguyên - Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
Về phái nhà tài trợ có sự hiện diện của:
- Bà LƯU THỊ THANH MẪU - Phó chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam; Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM; Tổng Giám Đốc CTY CP Đầu tư & Xây dựng Phúc Khang
- Bà Phạm Thị Trúc Thanh - Giám đốc Phát triển bền vững/Head of Sustainability - Corporate Affairs, HEINEKEN Vietnam
- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Phú - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Lawrel
Về phía đại diện đơn vị tổ chức Hội thảo có sự góp mặt của:
- GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo - Trường Đại học Ngoại thương
- PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương - Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình - Trưởng Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn - Chủ nhiệm Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ths.NCS. Nguyễn Tú Anh – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Thành tra – Pháp chế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- TS. Võ Trung Tín – Trưởng Bộ môn Luật Đất đai và Môi trường, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Phó trưởng Bộ môn Luật thương mại quốc tế, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Ths.NCS. Nguyễn Lê Hoài – Phụ trách Bộ môn Tư pháp quốc tế - Luật so sánh, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Cùng đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên,
đại diện cơ quan truyền hình, báo chí và học viên, sinh viên trên phạm vi cả nước tham dự.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thực tế mà Thế giới đang đối đầu. Có thể thấy, thị trường carbon đã phát triển theo Nghị định thư Kyoto 1997 và có rất nhiều quốc gia đã sớm đưa chế định này vào khung pháp lý. Việt Nam cũng đã thể hiện quyết tâm rất lớn để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cùng với Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Trên cơ sở những vấn đề pháp lý đang đề cập đều mang tính mới, việc học hỏi các bài học và kinh nghiệm từ quốc tế là vô cùng cần thiết - đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Hội thảo quốc tế lần này hướng tới.

GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu khai mạc tại Hội thảo
Đại diện cho đơn vị đồng tổ chức hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ rằng thị trường Carbon là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Do đó, rất cần những cách tiếp cận đa chiều, đa lĩnh vực, từ góc nhìn pháp lý, tài chính, kỹ thuật. Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh cho rằng nghiên cứu về thị trường Carbon không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm của mỗi một nhà luật học.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Đại diện các đơn vị tài trợ, bà Phạm Thị Trúc Thanh - Giám đốc Phát triển bền vững Heineken Việt Nam bày tỏ vinh dự được đồng hành cùng Hội thảo, đồng thời khẳng định cam kết của Heineken trong việc hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2030 trong sản xuất và 2040 trong toàn chuỗi giá trị. Bà nhấn mạnh, phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt trong hoạt động của doanh nghiệp, và thị trường Carbon đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Heineken kỳ vọng Hội thảo sẽ là diễn đàn thiết thực để các bên chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm quốc tế, từ đó đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách và khung pháp lý cho thị trường Carbon tại Việt Nam.

Chia sẻ của bà Phạm Thị Trúc Thanh - Giám đốc Phát triển bền vững Heineken Việt Nam đại diện cho các đơn vị tài trợ

Ban Tổ chức trao tặng hoa và thư cảm ơn đến các đơn vị tài trợ
Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, phiên làm việc thứ 01 đã diễn ra với chủ đề “Thị trường Carbon - Những vấn đề lý luận, pháp lý cốt lõi”

Quang cảnh phiên làm việc thứ nhất
Làm thế nào để Việt Nam phát triển thị trường carbon đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường? TS. Nguyễn Chinh Quang – Đại học James Cook, Australia đại diện nhóm tác giả Ths. Lê Minh Nhựt – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; GS.TS. Nguyễn Hồng Thao – Đại sứ, Thành viên Ủy ban quốc tế Liên hợp quốc; giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Ths. Phùng Hồng Thanh - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét những lợi thế và hạn chế của thị trường carbon và thuế carbon, phân tích khả năng áp dụng của chúng đối với các điều kiện kinh tế - xã hội và năng lực thể chế của Việt Nam. Thông qua phương pháp tiếp cận pháp lý so sánh, nghiên cứu đánh giá các kinh nghiệm quản lý từ Liên minh Châu Âu và Trung Quốc để rút ra bài học cho các lựa chọn chính sách của Việt Nam. Tác giả thấy rằng trong khi thị trường carbon mang lại sự linh hoạt và hiệu quả về chi phí, thì việc triển khai thành công thị trường này đòi hỏi phải có khuôn khổ quản lý và cơ sở hạ tầng thị trường hoạt động tốt. Ngược lại, thuế carbon mang lại khả năng dự đoán về giá carbon nhưng có thể gây ra gánh nặng kinh tế cho một số ngành công nghiệp nhất định. Khung pháp lý của Việt Nam phải cân bằng giữa các cách tiếp cận này, tích hợp các yếu tố đảm bảo cả hiệu quả về môi trường và khả thi về mặt kinh tế.

TS. Nguyễn Chinh Quang – Đại học James Cook, Australia đại diện nhóm tác giả đã xem xét những lợi thế và hạn chế của thị trường carbon
Ở góc độ doanh nghiệp, ThS. Lưu Thị Thanh Mẫu – Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, CEO Phúc Khang Corporation trình bày về một số vấn đề pháp lý về hàng hoá của thị trường các-bon ở Việt Nam tiếp cận qua 4 vấn đề: (i) Quy định về quản lý tín chỉ các-bon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính; (ii) Quy định và tổ chức đánh giá, công nhận chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế; (iii) Quy định về chủ thể có thẩm quyền xác nhận hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được giao dịch trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon của thị trường các-bon trong nước; (iv) Quy định về đấu giá hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Tác giả kiến nghị quy định pháp luật cần xác định và bảo đảm quyền sở hữu rõ ràng đối với hàng hóa các-bon. Quy định pháp luật cần xác định rõ ràng các-bon (carbon credit, carbon allowance, carbon offset) là tài sản có giá trị có thể giao dịch được, với quyền sở hữu, chuyển nhượng và bảo vệ quyền lợi được pháp luật bảo hộ. Thiết lập cơ chế chứng nhận, đăng ký và lưu trữ carbon trên hệ thống dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính xác thực và minh bạch thông tin. Từ đó, có thể giảm chi phí giao dịch và rủi ro bất định về quyền sở hữu, khuyến khích đầu tư và giao dịch trên thị trường, cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho thị trường các-bon. Thực hiện soát xét và bổ sung các quy định liên quan đến tín chỉ carbon trong Luật Bảo vệ Môi trường, luật về khí hậu, cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn, nhằm tạo thành một khung pháp lý toàn diện và nhất quán.

ThS. Lưu Thị Thanh Mẫu – Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, CEO Phúc Khang Corporation trình bày về một số vấn đề pháp lý về hàng hoá của thị trường các-bon ở Việt Nam

TS. Charles Codère - Chủ nhiệm Nghiên cứu về Những thách thức mới của Toàn cầu hóa Kinh tế, Đại học Laval, Canada trình bày tham luận tại Hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo – Trường Đại học Ngoại thương tiến hành đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường carbon rừng tại Việt Nam

Ông Trần Minh Giang - Phó trưởng Phòng Pháp chế thị trường tài chính, Vụ Pháp chế, Bộ tài chính đưa ra ý kiến tại Hội thảo

ThS. Lê Minh Nhựt – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại Hội thảo
Khép lại phiên đầu tiên của hội thảo, phiên làm việc thứ 02 diễn ra với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng khung pháp lý về thị trường Carbon”.

Chủ toạ phiên làm việc thứ 02 tại Hội trường A.1002 (từ trái sang phải) gồm TS. Võ Trung Tín – Trưởng Bộ môn Luật Đất đai và Môi trường, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn – Chủ nhiệm Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ths. Lưu Thị Thanh Mẫu – Phó chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam; Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM; Tổng Giám Đốc CTY CP Đầu tư & Xây dựng Phúc Khang
Tham luận về “Legal and digital synergies under the belt and road initiative: strengthening China - Vietnam environmental governance and carbon neutrality through ai and blockchain do TS. Meng TU - Trường Đại học Công nghệ Trùng Khánh đại diện nhóm tác giả trình bày, với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI), Trung Quốc đang nỗ lực kết hợp các chính sách pháp lý với các công nghệ số để cải thiện bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon. Tham luận tập trung vào các chính sách pháp lý theo BRI và công nghệ số - đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tác động đến môi trường bằng cách hỗ trợ thị trường carbon và bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả giao dịch carbon. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam và nêu bật các cơ hội hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các lĩnh vực. Tác giả nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy tính bền vững và phác thảo các cách sử dụng những đổi mới này để đạt được các mục tiêu chung về khí hậu xuyên biên giới.

TS. Meng TU - Trường Đại học Công nghệ Trùng Khánh đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận về “Legal and digital synergies under the belt and road initiative: strengthening China - Vietnam environmental governance and carbon neutrality through ai and blockchain
PGS.TS. Trần Thăng Long – Trưởng Khoa Ngoại ngữ pháp lý; giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đại diện nhóm tác giả trình bày bài tham luận Building a legal framework for Vietnam’s carbon market: Lessons from Indonesia’s experience. Tác giả tiến hành phân tích, so sánh khuôn khổ pháp lý thị trường carbon của Indonesia so với cấu trúc pháp lý của Việt Nam. Thông qua việc xem xét chi tiết cả hai hệ thống, nhóm tác giả xác định các điểm mạnh và hạn chế chính quy định của Indonesia đồng thời nêu bật những lỗ hổng quan trọng trong khuôn khổ pháp lý đang phát triển của Việt Nam. Dựa trên phân tích này, nhóm tác giả đề xuất bốn khuyến nghị để củng cố nền tảng giao dịch carbon của Việt Nam: (i) Phân loại lại tín dụng carbon thành chứng khoán; (ii) Triển khai hệ thống phân bổ hạn ngạch phát thải hàng năm với giá carbon tối thiểu; (iii) Giới thiệu các biện pháp đánh thuế carbon bổ sung và (iv) thiết lập các giao thức công nhận tín dụng carbon do các tổ chức quốc tế cung cấp.

PGS.TS. Trần Thăng Long – Trưởng Khoa Ngoại ngữ pháp lý; giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đại diện nhóm tác giả trình bày bài tham luận “Building a legal framework for Vietnam’s carbon market: Lessons from Indonesia’s experience”

Giáo sư Kenneth R. Richards - Trường O’Neill, Trường Luật Maurer thuộc Đại học Indiana (IU) và Viện Ostrom về Lý thuyết Chính trị và Phân tích Chính sách, Hoa Kỳ trình bày tham luận tại Hội thảo theo hình thức trực tuyến

TS. Mamboleo Martin - Đại học Hữu nghị Nhân dân Nga, Liên bang Nga trình bày tham luận Kenya's experience in building carbon markets and recommendations for Vietnam (Kinh nghiệm xây dựng thị trường carbon của Kenya và các khuyến nghị cho Việt Nam) theo hình thức trực tuyến


Các đại biểu trao đổi ý kiến tại hội thảo
Hội thảo tiếp tục diễn ra vào buổi chiều cùng ngày với các phiên thảo luận tiếp theo.
Nội dung: Bảo Thy, Thanh Hảo, Quỳnh Như
Hình ảnh: Nhật Nam, Mai Khánh
Ban Truyền thông Ulaw