Trưa chiều ngày 06/7/2025, Hội thảo quốc tế “Phát triển Kinh doanh và Khởi nghiệp tại Việt Nam trong Kỷ nguyên Toàn cầu hóa và Chuyển đổi số” được tổ chức tại Khách sạn Saigon Prince, 59-73 Nguyễn Huệ, Phường Sài Gòn, TP. HCM tiếp tục với các bài tham luận đến từ nhiều chuyên gia, giảng viên, sinh viên từ các Trường và Viện xoay quanh các vấn đề liên quan đến kinh tế, thương mại và pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
Trong không khí học thuật sôi nổi, hội thảo đã quy tụ được gần 150 bài tham luận chất lượng cao. Để đảm bảo mỗi chủ đề đều được các diễn giả trình bày trọn vẹn, các bài tham luận đã được phân chia về 05 phòng họp chuyên biệt.
Toàn cảnh một phòng họp tại Hội thảo “Phát triển Kinh doanh và Khởi nghiệp tại Việt Nam trong Kỷ nguyên Toàn cầu hóa và Chuyển đổi số”
Các phiên tham luận của hội thảo đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về những thách thức và cơ hội định hình tương lai phát triển bền vững đối với lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp trong kỷ nguyên phát triển về chuyển đổi số, toàn cầu hóa. Các diễn giả tập trung đào sâu vào nhiều lĩnh vực trọng yếu, từ việc nâng cao nhận thức và hành vi mang tính thân thiện với môi trường trong ngành mỹ phẩm, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp – đến việc phân tích tác động của thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức của bản thân đối với môi trường. Các bài tham luận tại hội thảo lần này được nhận xét mang tính thực tiễn cao, cho thấy tầm quan trọng của ý thức và hành động cá nhân, doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Đồng thời, nhiều công trình nghiên cứu tập trung xây dựng khung năng lực đổi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số - được xem là chủ đề mang tính cấp thiết, mở ra những hướng đi mới cho sự phát triển của nền kinh tế số. Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu trẻ còn khai thác những khía cạnh mang tính độc đáo, điểm “chạm” của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Một trong số đó là sự phân tích những quan điểm khác biệt giữa hai chủ thể là quản lý và nhân viên trong khu vực công tại Việt Nam – một góc nhìn sâu sắc về văn hóa giao tiếp và quản lý nhân sự. Đặc biệt, hội thảo còn bàn luận về tác động của vốn trí tuệ đến hiệu suất tổ chức trong khu vực công tại Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp những dữ liệu và phân tích giá trị về hiệu quả hoạt động của cấp quản lý .
Một số bài tham luận nổi bật được trình bày tại Hội thảo, có thể kể đến như:
- The Impact of Attitude, Subjective Norms, and Perceived Behavioral Control on Pro-Environmental Behavior: The Mediating Role of Environmental Self-Efficacy - Nhóm tác giả Trần Hoàng Phong Lan và Bùi Thị Thảo Hiền
- Building an Innovation Capability Framework for Vietnamese Enterprises in the Context of Digital Transformation - Tác giả Lâm Bảo Anh
- The Impact of Transformational Leadership on Mitigating Turnover Intentions Among Gen Z in Vietnam: The Mediating Role of Job Satisfaction and Emotional Exhaustion - Nhóm tác giả Phan Trương Hoàng Vy và Nguyễn Tấn Minh
- Sustainable Corporate Governance and the Disclosure of Beneficial Ownership: Recommendations for Improving the Vietnamese Legal Framework - Nhóm tác giả Trần Thăng Long, Lương Nguyễn An Nhiên, Bùi Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Hoàng Nhất Lam
- Legal Framework for Travel Service Business in Vietnam in the Context of Digitalization - Nhóm tác giả Đoàn Minh Nguyệt và Lê Vũ Nam
Đặc biệt, nhiều bài tham luận thể hiện được vấn đề mang tính thời sự, đặc biệt như vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý nguồn nhân lực: cơ hội chiến lược và thách thức. Các diễn giả mang đến nhiều cách tiếp cận mới lạ về việc AI đã, đang và sẽ định hình lại cách quản lý nhân sự trong thời đại kỷ nguyên số. Ngoài ra, các phiên trình bày còn đi sâu vào tận dụng quản trị nguồn nhân lực xanh để đạt được hiệu suất trong quá trình tổ chức, đồng thời đưa ra hàng loạt số liệu thể hiện sự tác động của nó đến thái độ và hiệu suất công việc của nhân viên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển Kinh doanh và Khởi nghiệp tại Việt Nam trong Kỷ nguyên Toàn cầu hóa và Chuyển đổi số” không thể không kể đến các công trình nghiên cứu về suy nghĩ khởi nghiệp ở người trẻ, sự tác động của phong cách lãnh đạo ảnh đến việc giảm thiểu ý định nghỉ việc ở thế hệ Z tại Việt Nam, thể hiện qua sự hài lòng trong công việc và sự kiệt sức về cảm xúc – một đề tài mang tính “thời sự” trong thị trường lao động hiện nay. Từ đó, các bài tham luận đã đưa ra những kiến nghị quan trọng nhằm cải thiện khung pháp lý Việt Nam về quản trị doanh nghiệp bền vững, về việc kinh doanh các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số cũng như việc công khai quyền sở hữu hưởng lợi, thể hiện cam kết của chúng ta trong việc thúc đẩy tính minh bạch và quản trị hiệu quả.
Các diễn giả chia sẻ những góc nhìn đa chiều xoay quanh vấn đề phát triển kinh doanh và khởi nghiệp tại Việt Nam
Prof. Dr. Zafar U. Ahmed Professor of Marketing and International Business - chủ tọa Room 1 đặt câu hỏi phản biện cho các bài tham luận
Mỗi chủ đề tham luận mang một màu sắc cá nhân riêng và thể hiện sự đầu tư đối với vấn đề diễn giả quan tâm
Đóng góp tiếng nói từ thực tiễn vận hành doanh nghiệp cũng như nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong đời sống hiện nay, nhiều bài tham luận đã đào sâu nhiều lĩnh vực trọng yếu như sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm thông qua số liệu thực tiễn về ý định tiêu dùng thực phẩm xanh, tiện lợi tại TP.HCM và các yếu tố quyết định hành vi mua sắm xanh của Thế hệ Z tại TP.HCM.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng đề cập đến vấn đề thương mại điện tử như nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, các yếu tố quyết định việc chấp nhận dịch vụ Mua trước Trả sau (BNPL) của người bán hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, các vụ lừa đảo "shipper ma" trong thương mại điện tử, đề xuất giải pháp an toàn và thái độ, hành vi tự vệ của Thế hệ Z. Những phân tích có chiều sâu, những số liệu được thu thập từ chính những người tiêu dùng hay những lập luận, căn cứ sắc bén đã mang đến cho người nghe tại hội thảo cái nhìn sâu sắc về những cơ hội lẫn rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến hiện nay - thời đại con người đề cao sự tiện lợi.
Một số đề tài nổi bật về nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, công tác truyền thông của các doanh nghiệp/tổ chức cũng như những lợi ích và rủi ro đối với một số hình thức thanh toán trên nền tảng thương mại điện tử.
- Social Media Communication of Cosmetics Products: A Case Study of Vegan Cosmetics Companies - Nhóm tác giả Nguyễn Minh Đạt, Bành Trần Tường Vân, Lê Ngọc Diễm, Bùi Doãn Zin
- Fake Shipper Scams in E-Commerce: Understanding Gen Z’s Safety Calculus and Protective Behavior - Nhóm tác giả Hồ Trần Quốc Hải, Đỗ Thị Mai Anh, Trần Kim Anh
- Determinants of Green Purchasing Behavior Among Gen Z in HCMC - Nhóm tác giả Vũ Minh Trường và Tho Alang
- Determinants of Buy-now-pay-later (Bnpl) Service Adoption among Online Sellers on E-commerce Platforms - Nhóm tác giả Lê Thị Minh Thu và Nguyễn Hoàng Phú
- The Impact of Influencers’ Credibility on e-WOM and Purchase Intention of Gen Z: A Case of Vietnamese Influencers Promoting Xeo Xo – A Local Ao Dai Brand – on Instagram - Nhóm tác giả Đào Thị Quỳnh Giang và Đinh Thị Lệ Trinh
- Determinants of Consumer Behavior Towards E-wallet Adoption in Payment Activities: A Case Study in Ho Chi Minh City - Nhóm tác giả Trần Thị Như Ý và Nguyễn Đức Hiếu
Các diễn giả trình bày tóm tắt nội dung chính và những kết quả nghiên cứu thu được từ bài tham luận
Chủ tọa trao Giấy chứng nhận cho các diễn giả - đánh dấu sự nỗ lực và đầu tư trong các công trình nghiên cứu
Đối với phần trình bày của các diễn giả trẻ, chủ tọa đặt ra nhiều câu hỏi và đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan đến chủ đề hội thảo
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia các hiệp định song phương và đa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội đặt ra các vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển bền vững. Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển Kinh doanh và Khởi nghiệp tại Việt Nam trong Kỷ nguyên Toàn cầu hóa và Chuyển đổi số” là cơ hội để các diễn giả cùng các bạn sinh viên giao lưu với các chuyên gia hàng đầu, cập nhật xu hướng kinh doanh mới nhất, mở rộng mạng lưới kết nối và nâng cao thương hiệu cá nhân trên hành trình khởi nghiệp trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
Tiếp theo, những tác động của nền kinh tế vĩ mô thông qua nghiên cứu về sự hiện diện của doanh nghiệp nước ngoài và các liên kết ngành trong các công ty Việt Nam, những phân tích chi tiết về cách các dòng vốn và công nghệ quốc tế đang định hình lại cấu trúc công nghiệp trong nước cũng được trình bày tại hội thảo. Nổi bật trong số đó là bài tham luận về những tác động của chính sách Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam lên nền kinh tế Việt Nam. Bài tham luận không chỉ cung cấp dữ liệu mang tính định lượng mà còn đề xuất những chiến lược từ phía các quốc gia bị áp thuế nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó giúp người nghe hiểu một cách tường tận về những rào cản thuế quan và phương án Nhà nước đã áp dụng hiệu quả để ứng phó kịp thời.
Trong bối cảnh số hóa cùng sự phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, các phiên thảo luận đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi liên quan đến công nghệ, truyền thông, điện tử, thời trang,...Từ những phân tích mang tính thực tế từ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng đến những giải pháp, chiến lược bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty, cá nhân khởi nghiệp hứa hẹn là những giải pháp tiên tiến trong thời đại kỷ nguyên số, góp phần tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc kiểm soát lợi nhuận, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Một số tham luận làm nổi bật vấn đề mang tính thời sự ở những lĩnh vực như thời trang, khởi nghiệp, truyền thông,...
- Innovation, Foreign Presence, and Industry Linkages in Vietnamese Firms - Tác giả Lại Nam Tuấn
- Assessing the impact of the US policy of imposing a 46% tax on imported goods from Vietnam on the Vietnamese economy - Tác giả Nguyễn Thị Hoa
- Strategies for Intellectual Property Protection for Startups in the Digital Age - Nhóm tác giả Nguyễn Thái Cường, Đậu Thị Quyên, Đỗ Huỳnh Yến Vy
- Controlling Transfer Pricing Activities in Vietnam Through Blockchain Technology Application - Nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Giang, Đào Vân Tuyết, Đặng Thị Ngọc Lan, Phước Minh Hiệp, Phước Vân Hạnh
Factors Affecting Continuance Intention of Electric Vehicle Users in Ho Chi Minh City - Nhóm tác giả Hồ Gia Linh, Đặng Thị Uyên Thảo

Hội thảo đã quy tụ được gần 150 bài tham luận chất lượng cao với nhiều chủ đề xoay quanh vấn đề kinh doanh bền vững và phát triển khởi nghiệp tại nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Các diễn giả trình bày tóm tắt nội dung chính và những kết quả nghiên cứu thu được từ bài tham luận
Các diễn giả chia sẻ góc nhìn sâu sắc về nhiều vấn đề mang tính thời sự ở các lĩnh vực khác nhau
Các diễn giả chia sẻ góc nhìn sâu sắc về nhiều vấn đề mang tính thời sự ở các lĩnh vực khác nhau
PGS.TS Cao Minh Trí - Trưởng Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM là một trong những chủ tọa tại hội thảo quốc tế lần này
Các diễn giả nhận giấy chứng nhận sau phần trình bày tham luận - đánh dấu quá trình nghiên cứu khoa học đáng nhớ tại hội thảo
TS.Lại Nam Tuấn - Giảng viên Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM vừa là chủ tọa, vừa là diễn giả tại hội thảo với bài tham luận liên quan đến sự tác động của doanh nghiệp nước ngoài và các liên kết Ngành trong các công ty Việt Nam
Sau thời gian trao đổi tích cực trong cả 02 phiên làm việc sáng chiều, Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú trong và ngoài nước cũng như từ các diễn giả trẻ - trong đó có nhiều sinh viên từ các Trường và Viện. Trong bối cảnh Việt Nam hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy tinh thần “khởi nghiệp” ở thế hệ trẻ, kết quả mang lại tại Hội thảo là bước đệm quan trọng, mở ra những hướng đi tích cực và tạo tiền đề cho những trao đổi sâu hơn trong tương lai.
Nội dung: Thùy Linh
Hình ảnh: Thanh Hoàng, Khánh Linh
Ban Truyền thông Ulaw