Vào
sáng ngày 16/04/2023, tại phòng họp A.905, Trường Đại
học Luật TP.HCM đã tổ chức buổi bảo vệ luận án
tiến sĩ cấp trường với chủ đề “Thẩm quyền của
Quốc hội Việt Nam” của NCS. Đinh Thị Cẩm Hà, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Hội
đồng đánh giá luận án bao gồm các thành viên: GS.TS.
Thái Vĩnh Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội - Chủ
tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Trường Đại học
Luật TP.HCM - Uỷ viên thư ký; PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, Đại
học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội - Phản biện 1,
PGS.TS. Hoàng Văn Tú - Phản biện 2; PGS. TS. Nguyễn Cảnh
Hợp - Phản biện 3; PGS.TS. PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm, Trường
Đại học Luật TP.HCM - Uỷ viên hội Đồng và PGS.TS. Tô
Văn Hòa, Trường Đại học Luật Hà Nội - Uỷ viên Hội
đồng.

Toàn
cảnh buổi lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ đề tài “Thẩm
quyền của Quốc hội Việt Nam” của NCS Đinh Thị Cẩm
Hà
Mở
đầu phiên làm việc, Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ đã tiến hành thông qua các biên bản và thủ tục của
buổi bảo vệ luận án. Tiếp theo, NCS. Đinh Thị Cẩm Hà
đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu luận án về
đề tài: “Thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam”, tập
trung nêu rõ sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài,
mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những
đóng góp mới, nổi bật của luận án.

NCS.
Đinh Thị Cẩm Hà tóm tắt những vấn đề trọng tâm của
luận án
Sau
phần trình bày của NCS.Đinh Thị Cẩm Hà, Hội đồng
nghe nhận xét về luận án của ba phản biện và các
thành viên Hội đồng.
PGS.TS.
Đặng Minh Tuấn, Phản biện 1 nhận định Luận án là
công trình nghiên cứu công phu, chỉn chu, trình bày lô gic
đã kiến giải được nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn về thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khả năng nghiên cứu độc lập sự
nỗ lực của NCS. Bên cạnh đó, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn
cũng góp ý tác giả không nên ôm đồm và có thể xem xét
cắt bớt một số nội dung có tính chất mô tả để
luận án tập trung hơn.
PGS.TS.
Hoàng Văn Tú - Phản biện 2 nhấn mạnh luận án là công
trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện về Thẩm quyền của Quốc hội Việt Nam.
Theo PGS.TS. Hoàng Văn Tú, đây là đề tài khó, việc NCS
lựa chọn thực hiện đề tài này cho thấy bản lĩnh
nghiên cứu và tâm huyết của NCS. Đặc biệt, NCS đã
giải quyết vấn đề lý luận khá chắc, có nhiều kết
luận mới có tính thuyết phục cao. PGS.TS. Hoàng Văn Tú
hoàn toàn đồng tình với những phát hiện, kết luận
của NCS ở phần đánh giá thực trạng Thẩm quyền của
Quốc hội Việt Nam trên hai phương diện quy định pháp
luật về thẩm quyền của Quốc hội và thực trạng thực
hiện pháp luật về thẩm quyền của Quốc hội. Tuy
nhiên, PGS.TS. Hoàng Văn Tú đề nghị NCS. Đinh Thị Cẩm
Hà không nên chỉ đưa ra những gợi ý mà cần đưa ra
giải pháp cụ thể hơn về kiểm soát thẩm quyền của
Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
PGS.TS.
Hoàng Văn Tú – Phản biện 2
Đồng
quan điểm với PGS.TS. Đặng Minh Tuấn và PGS.TS. Hoàng Văn
Tú, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp – phản biện 3, cũng cho
rằng luận án được viết chỉnh chu, trình bày đơn
giản, hiệu quả, dễ đọc, dễ hiểu. NCS Đinh Thị Cẩm
Hà đã đưa ra được nhiều luận điểm mới về lý luận
và giải quyết tốt các nội dung đánh giá thực trạng.
PGS.TS.
Nguyễn Cảnh Hợp – phản biện 3
Ngoài
phần nhận xét của ba phản biện, Hội đồng cũng nghe
các ý kiến góp ý và đặt câu hỏi từ các thành viên
trong Hội đồng.
Sau
phần thảo luận riêng giữa các thành viên Hội đồng,
GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội -
Chủ tịch Hội đồng đã công bố kết luận của Hội
đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp trường, trong đó
đánh giá Luận án của NCS. Đinh Thị Cẩm Hà đã đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của một Luận án Tiến sĩ
Luật học, khẳng định Luận án là một công trình khoa
học công phu và có chất lượng cao, đề nghị Hiệu
trưởng Trường Đại học Luật TPHCM công nhận học vị
Tiến sĩ Luật học cho NCS. Đinh Thị Cẩm Hà, trong đó
2/7 thành viên Hội đồng đánh giá Luận án “Thẩm quyền
của Quốc hội Việt Nam” của NCS. Đinh Thị Cẩm Hà đạt
mức xuất sắc.



NCS.
Đinh Thị Cẩm Hà chụp hình kỷ niệm cùng với các thành
viên Hội đồng bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường,
thành viên trong gia đình và các bạn đồng nghiệp
Khoa Luật Hành chính - Nhà nước