Vào buổi chiều ngày 19/10/2023, 02 phiên thảo luận tiếp theo do PGS.TS Trần Thị Thùy Dương - Phó Tổng biên tập, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Sébastien Manciaux, Giảng viên HDR, Trường Đại học Burgundy chủ trì. Ở 02 phiên thảo luận này, vấn đề “Tác động của môi trường đến phát triển kinh tế” tiếp tục được triển khai và phân tích qua các bài tham luận đến từ các nhà nghiên cứu.
PGS.TS Trần Thị Thùy Dương - Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam chủ trì phiên thảo luận thứ ba vào buổi chiều ngày 19/10/2023
Trong phiên thảo luận thứ ba này, nhiều nhận định đã được đưa ra đối với các vấn đề về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo,...Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về các giải pháp ứng phó với các vấn đề trên. Các bài tham luận được trình bày tại phiên thứ ba bao gồm:
- Phát triển năng lượng bền vững – Thách thức lớn đối với tiểu vùng Mê-Kông Mở rộng;
- Vai trò của thương mại trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Đánh giá kinh nghiệm của Việt Nam;
- Triển khai thực hiện dán nhãn sinh thái nhằm xây dựng xương sống cho tăng trưởng kinh tế xanh trong cộng đồng ASEAN;
- Phân tách nguồn điện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam và thực hiện cam kết đầu tư quốc tế;
- Sức hấp dẫn của các quốc gia Đông Á qua lăng kính của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế
ThS. Nguyễn Thị Kim Anh - Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) mở đầu phiên thảo luận buổi chiều với tham luận “Phát triển năng lượng bền vững – Thách thức lớn đối với tiểu vùng Mê-Kông Mở rộng”. Trong báo cáo nghiên cứu về những tiềm năng mà vùng Mê - Kông sẵn có do vị trí địa lý tự nhiên cùng với những nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực từ thương mại đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, các nước lân cận khu vực Mê- Kông cần có những hướng phát triển bao quát và bền vững để phù hợp với tình hình chung của thế giới.
TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) trình bày tham luận “Phát triển năng lượng bền vững – Thách thức lớn đối với tiểu vùng Mê-Kông Mở rộng”
Bà Vũ Kim Ngân - Giảng viên, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, (Việt Nam) trình bày tham luận “Vai trò của thương mại trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Đánh giá kinh nghiệm của Việt Nam”
Ông Yobel Manuel Oktapianus, Trợ lý - Giáo sư – Sinh viên, Trường Đại học Indonesia (Indonesia) đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tham luận “Triển khai thực hiện dán nhãn sinh thái nhằm xây dựng xương sống cho tăng trưởng kinh tế xanh trong cộng đồng ASEAN”
ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy - Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tham luận “Phân tách nguồn điện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam và thực hiện cam kết đầu tư quốc tế”
Ông Lukas Rass Masson - Giáo sư, Giám đốc Trường Luật Châu Âu Toulouse, (Pháp) trình bày tham luận “Sức hấp dẫn của các quốc gia Đông Á qua lăng kính của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế”
Ở phiên thảo luận cuối ngày thứ nhất, các diễn giả và khách mời cùng thảo về các đề tài sau đây:
- Khả năng thực hiện trọng tài khách quan: Quan điểm chéo của Việt Nam-Pháp-Singapore;
- Tiềm năng và cơ hội thương mại, đầu tư tại tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng: Từ cạnh tranh đến hợp tác;
- Dữ liệu là khoản đầu tư tư nhân hay một phần của quyền riêng tư? - Ý nghĩa đối với pháp luật trong tương lai ở Việt Nam;
- Định hình quản trị doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam.
Phiên thảo luận thứ tư của Hội thảo quốc tế được chủ trì bởi Ông Sébastien Manciaux, Giảng viên HDR, Trường Đại học Burgundy
Bà Võ Nguyễn Cẩm Tú - Phòng Trọng tài (Singapore) trình bày tham luận “Khả năng thực hiện trọng tài khách quan: Quan điểm chéo của Việt Nam-Pháp-Singapore”
ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên – Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện, Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tại Hội thảo với tham luận “Tiềm năng và cơ hội thương mại, đầu tư tại tiểu vùng sông Mê-Kông mở rộng: Từ cạnh tranh đến hợp tác
Ông Hoàng Đình Phi, Giáo sư và Hiệu trưởng của Trường Kinh doanh và Quản lý Hà Nội (HSB), Đại học Quốc gia Việt Nam – Hà Nội (Việt Nam) đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tham luận “Định hình quản trị doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam”
Ngày làm việc thứ nhất của Hội thảo khép lại với bài tham luận của ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy - Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Bà Nguyễn Ngọc Phương Quyên - Data Force Pte. Ltd (Singapore) với chủ đề “Dữ liệu là khoản đầu tư tư nhân hay một phần của quyền riêng tư? - Ý nghĩa đối với pháp luật trong tương lai ở Việt Nam”. Theo nghiên cứu của các học giả, kinh tế dữ liệu ngày nay đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh kinh doanh, đặc biệt là nền kinh tế ASEAN và dẫn đến việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của các công ty công nghệ. Điều đó đã đặt ra mối quan tâm về an ninh, quyền riêng tư của từng cá nhân. Bài nghiên cứu của hai diễn giả trên là câu trả lời cho vấn đề liệu dữ liệu được thu thập bởi các công ty đó có nên được coi là một khoản đầu tư và được bảo vệ theo các điều ước quốc tế hay không.
ThS. Ngô Nguyễn Thảo Vy - Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) trình bày tham luận “Dữ liệu là khoản đầu tư tư nhân hay một phần của quyền riêng tư? - Ý nghĩa đối với pháp luật trong tương lai ở Việt Nam”
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, đại diện cho đơn vị tổ chức Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương một lần nữa khẳng định sự ảnh hưởng của hiện tượng xoay trục thương mại đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự tham gia nghiên cứu tâm huyết của các học giả, các giảng viên từ nhiều nơi trên thế giới. PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương cũng đã thay mặt Nhà trường cảm ơn sự có mặt, đóng góp ý kiến của các khách mời và cô cũng khẳng định những ý kiến tại Hội thảo sẽ được tổng hợp và xem xét trong thời gian sắp tới.
Hội thảo sẽ còn được diễn ra cả ngày 20/10/2023 với 4 phiên trình bày, thảo luận của các chuyên gia trong và ngoài nước.
[Ban Truyền thông Ulaw sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội thảo trong ngày làm việc thứ hai]
Ban Truyền thông Ulaw