Tiếp nối sự thành công của ngày đầu tiên, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động sang Châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường” do Trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp cùng Đại học Tours (Pháp) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức tiếp tục diễn ra sôi nổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham dự trong ngày làm việc thứ hai tại Hội trường A.1002 cơ sở Nguyễn Tất Thành và trực tuyến thông qua hệ thống Zoom.
Ngày thứ hai của hội thảo có sự tham dự của Ông Béla Hégédus – Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Bà Inès Saad - Cán bộ phụ trách Hợp tác Pháp luật, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Luật sư Trần Vĩ Cường – Phó Chủ tịch Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Đoàn Luật sư TP.HCM cùng các chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước.
Về phía Nhà trường có sự tham dự của TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường, Trọng tài viên VIAC các thầy cô là lãnh đạo các đơn vị, thành viên ban tổ chức, ban hậu cần cùng các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên.
Ngày làm việc thứ hai của Hội thảo quốc tế 2023 tại Hội trường A.1002 cơ sở Nguyễn Tất Thành và trực tuyến thông qua hệ thống Zoom
Phát biểu mở đầu ngày làm việc thứ hai của Hội thảo, Ông Béla Hégédus – Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ đây là lần thứ hai Đại sứ quán Pháp và Trường Đại học Luật TP.HCM cùng hợp tác trong hoạt động tổ chức hội thảo quốc tế. Những hoạt động hợp tác giữa Đại sứ quán Pháp và Trường Đại học Luật TP.HCM vừa qua trong lĩnh vực đào tạo pháp lý là sự khẳng định về mối quan hệ thiện chí hợp tác, bền vững giữa các bên. Theo ông Béla Hégédus, buổi hội thảo quy tụ các học giả, chuyên gia từ nhiều quốc gia đến chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn chính là cơ hội quý báu để các bên đối thoại và trao đổi kinh nghiệm, qua đó tạo nên góc nhìn khách quan và bao quát về chính sách của các quốc gia trước hiện tượng xoay trục và hoạt động thương mại sang châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến các đơn vị đồng tổ chức, các chuyên gia, diễn giả đã mang đến một buổi hội thảo hàm lượng chuyên môn học thuật cao, bổ ích, hiệu quả.
Ông Béla Hégédus – Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo quốc tế 2023
Đại diện Ban Lãnh đạo Trường Đại học Luật TP.HCM, TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường cũng bày tỏ sự biết ơn đến Đại sứ quán Pháp đã quan tâm và hỗ trợ Nhà trường trong các hoạt động học thuật, pháp lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo quốc tế. Lãnh đạo Nhà trường hy vọng buổi hội thảo lần này sẽ là động lực để các đơn vị tiếp tục đồng hành cùng trường tổ chức chuỗi các chương trình hội thảo trong tương lai.
TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu bày tỏ sự biết ơn Đại sứ quán Pháp đã quan tâm và hỗ trợ Nhà trường trong các hoạt động học thuật, pháp lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo quốc tế
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM trao quà lưu niệm đến đại diện Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam
PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam đã thay mặt GS. Michel Trochu - Giáo sư danh dự tại Trường Đại học Tours, Cựu chuyên gia pháp lý của Nghị viện Châu Âu đọc bài phát biểu của ông gửi đến các khách mời, đại biểu tham dự Hội thảo.
Đến với ngày làm việc thứ hai, Hội thảo quốc tế năm 2023 tiến hành thảo luận với các chủ đề chính như sau:
- Phần II: Chính sách kinh tế của các cường quốc đối với sức hấp dẫn của Châu Á - Thái Bình Dương;
- Phần III: Chiến lược kinh tế của các khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến các châu lục khác.
PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam tổng kết ngày làm việc thứ nhất và giới thiệu tổng quan nội dung thảo luận trong ngày làm việc thứ hai của Hội thảo
Ở phần II: Chính sách kinh tế của các cường quốc đối với sức hấp dẫn của Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong 02 phiên. Phiên thứ nhất và phiên thứ hai lần lượt do ông Pornchai Wisuttisak, Phó Giáo sư, Khoa Luật, Trường Đại học Chiang Mai, Trợ lý Hiệu trưởng trường đại học Chiang Mai (Thaïland) chủ trì và ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Giáo sư, Phó Trưởng khoa, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương (Việt Nam) điều phối.
Ông Béla Hégédus – Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bà Inès Saad - Cán bộ phụ trách Hợp tác Pháp luật, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tại buổi Hội thảo
Ông Pornchai Wisuttisak, Phó Giáo sư, Khoa Luật, Trường Đại học Chiang Mai, Trợ lý Hiệu trưởng trường đại học (Thaïland) chủ trì phiên 01 Hội thảo
Hiện nay, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã trở thành địa chỉ thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng và tâm điểm của các hoạt động thương mại quốc tế. Các cường quốc kinh tế như Mỹ và EU đều phải thực hiện các chính sách xoay trục hoạt động thương mại tập trung vào khu vực này để bảo đảm khai thác tối đa các lợi ích từ quá trình hợp tác kinh tế. Thực trạng này đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý liên quan đến ký kết và thực thi các hiệp định thương mại - đầu tư quốc tế giữa các nước trong khu vực với các nền kinh tế khác trên thế giới. Vì vậy, phiên thứ nhất với chủ đề “Chính sách kinh tế của các cường quốc đối với sức hấp dẫn của Châu Á - Thái Bình Dương” đón nhận các bài tham luận giá trị từ các diễn giả trong và ngoài nước với nội dung xoay quanh:
- Những đàm phán giữa Hoa Kỳ, Canada và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương;
- Hướng tới việc thực thi một cách quyết liệt hơn các cam kết lao động trong EU FTA;
- Những cam kết về sở hữu trí tuệ trong Chương 12 EVFTA và khuyến nghị đối với doanh nghiệp
- Sự phát triển và thách thức đối với chiến lược hàng hải tổng thể của EU;
Ông Christian Deblock - Giáo sư Khoa Khoa học chính trị và pháp luật, Trường Đại học Québec ở Montréal, Nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu về Hội nhập và Toàn cầu hóa (CEIM) (Canada) trình bày tham luận “Những đàm phán giữa Hoa Kỳ, Canada và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương"
Trong tham luận “Hướng tới việc thực thi một cách quyết liệt hơn các cam kết lao động trong EU FTA” bà Usanee Aimsiranun, Phó Giáo sư, Khoa Luật, Trường Đại học Chiang Mai (Thailand) cho biết EU đã bị chỉ trích vì lựa chọn cơ chế thực thi Các chương TSD (Chương Phát triển Bền vững) mềm mỏng gây nghi ngờ về mức độ đảm bảo tuân thủ các cam kết bền vững của cơ chế này. Tham luận đã phân tích các đề xuất gần đây với tựa đề “Sức mạnh của quan hệ đối tác thương mại: cùng nhau vì tăng trưởng kinh tế xanh và công bằng” nhằm hướng tới tăng cường thực thi các chương TSD trong các hiệp định thương mại của EU và đánh giá tác động của nó đối với các đối tác của EU.
Bà Usanee Aimsiranun, Phó Giáo sư, Khoa Luật, Trường Đại học Chiang Mai (Thailand) trong lượt trình bày tham luận “Hướng tới việc thực thi một cách quyết liệt hơn các cam kết lao động trong EU FTA”
Bà Trần Thị Thu Hà, giảng viên, Trường Đại học Ngoại thương, (Việt Nam) đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận "Những cam kết về sở hữu trí tuệ trong Chương 12 EVFTA và khuyến nghị đối với doanh nghiệp”
Đề tài “Sự phát triển và thách thức đối với chiến lược hàng hải tổng thể của EU” được bà Danielle Charles-Le Bihan, Giáo sư danh dự của Trường Đại học Rennes 2, Jean Monnet European Chair (Pháp) trình bày trực tuyến tại Hội thảo
Nối tiếp chủ đề trên, phiên thứ hai do ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Giáo sư, Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương điều phối, gồm các tham luận:
- Quan hệ EU- Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế EU-Nhật Bản đến môi trường;
- Tuyển lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc gia: trường hợp của EU và Mỹ;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của EVFTA – những thách thức đối với Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Giáo sư, Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương (Việt Nam) chủ trì phiên làm việc thứ 02
Mở màn phiên thứ hai, bà Emilie Delcher - Phó Giáo sư, Trường Đại học Nantes (Pháp) trong tham luận “Quan hệ EU - Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” đã phân tích mối quan hệ song phương này dưới góc độ bảo vệ môi trường. Theo tình hình thực tế, nhằm tự bảo vệ mình trước việc nhập khẩu những sản phẩm không tôn trọng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường nhất định của Trung Quốc, cơ quan quản lý của họ đã đưa ra các quy định về ngành công nghiệp “net zero” (không mạng lưới) nhằm tăng cường sản xuất công nghệ xanh ở châu Âu. Ngoài ra, Liên minh châu Âu đã đáp lại chiến lược “Một vành đai và một con đường” của Trung Quốc bằng chính sách “Cửa ngõ toàn cầu”, cho phép phát triển cơ sở hạ tầng hướng tới sự phát triển bền vững trên toàn thế giới, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ chiến lược của Liên minh Châu Âu. Tóm lại, các vấn đề môi trường mà Liên minh châu Âu dự định thực hiện trong việc xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc là tìm kiếm quyền tự chủ và hợp tác.
Bà Emilie Delcher, Phó Giáo sư, Trường Đại học Nantes, (Pháp) trình bày tham luận “Quan hệ EU - Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
Bà Yumiko Nakanishi, Giáo sư, Trường Đại học Hitotsubashi, Tokyo (Nhật Bản) trình bày tham luận “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế EU-Nhật Bản đến môi trường”
Thay mặt ông Abdelkhaleq Berramdane - Giáo sư danh dự Trường Đại học Tours (Pháp), Cựu chuyên gia pháp lý của Nghị viện Châu Âu, bà Emilie Delcher, Phó Giáo sư, Trường Đại học Nantes, (Pháp) trình bày tham luận "Tuyển lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc gia: trường hợp của EU và Mỹ”
Tiếp theo, Hội thảo tiếp tục bàn luận về “Chính sách kinh tế của các cường quốc đối với sức hấp dẫn của Châu Á - Thái Bình Dương”. Trong đó, các vấn đề về phát thải carbon ở châu Âu, cách tiếp cận chiến lược phòng thủ và tấn công giữa EU - TQ trong việc bảo vệ môi trường đồng thời phát triển mục tiêu kinh tế đặc biệt nhận được quan tâm của Hội thảo.
Các đại biểu tham dự tích cực trao đổi ý kiến và quan điểm tại phần thảo luận mỗi phiên
Các khách mời, diễn giả chụp ảnh lưu niệm kết thúc các phiên buổi sáng trong ngày làm việc thứ hai của Hội thảo
Hội thảo sẽ còn được diễn ra trong vào buổi chiều cùng ngày với 02 phiên thảo luận, trình bày của các chuyên gia trong và ngoài nước.
[Ban Truyền thông Ulaw sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội thảo]