Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số”

Nhằm tạo diễn đàn khoa học trao đổi về những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân dưới sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973 - 2023), vào sáng ngày 25/5/2023, Trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số” tại Hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành.


Trường Đại học Luật TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số”

Hội thảo vinh dự đón nhận sự tham dự của cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp tại Việt Nam và các chuyên gia đến từ Pháp: Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM; Ông Béla Hégédus - Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Luật sư Isabella Grenier - Thành viên Uỷ ban Kỹ thuật số, Hội Đồng các Hiệp hội Luật Sư Quốc gia (CNB); ông Thomas Honnet - Cán bộ bảo vệ dữ liệu, Marseille; NCS. Francis Mordelet - Trường Đại học Paris Saclay; ông Bruno Sivanandan - Chủ tịch Tiểu ban kỹ thuật số, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Hội thảo còn có sự tham gia của PGS.TS. Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS. Đỗ Văn Đại – Phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; TS. Lê Thị Thuý Hương - Trưởng Phòng Quản Lý NCKH&HTQT; PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng Khoa Luật Quốc tế; PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Trưởng Khoa Luật Hình sự; TS. Nguyễn Văn Tiến - Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự; TS. Lê Vĩnh Châu – Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự; TS. Phùng Văn Hải – Phó Chánh án; TS. Võ Thanh Lâm – Nguyên Bộ trưởng Bộ pháp chế và Nguyên Chánh thanh tra Bộ thông tin và truyền thông; TS. Dương Kim Thế Nguyên – Trưởng khoa Luật Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (CELG), Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; PGS.TS Lê Minh Hùng – Trưởng Khoa Luật Trường Đại học Công nghệ TP.HCM và đông đảo khách mời, chuyên gia nước ngoài, giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên có quan tâm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Bùi Xuân Hải cho biết, xuất phát từ nhu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với hiện trạng xâm phạm bất hợp pháp và những bất cập trong hệ thống pháp luật về vấn đề nêu trên, việc tổ chức hội thảo là vô cùng cấp thiết. Hội thảo tập trung hướng đến 03 mục tiêu: (i) Tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài; (ii) Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và đánh giá thực tiễn áp dụng; (iii) Cơ hội lan tỏa tri thức, góp phần xây dựng chính sách. Đồng thời, nhân dịp 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, PGS.TS. Bùi Xuân Hải bày tỏ mong muốn hợp tác, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực pháp luật nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa đôi bên trong thời gian sắp tới.


PGS.TS. Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.HCM bày tỏ quan điểm về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại khoa học - công nghệ

Đại diện cho Lãnh sự Pháp tại TP.HCM, Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser nhấn mạnh về quá trình hợp tác nói chung và trong lĩnh vực pháp lý nói riêng giữa hai nước. Theo Bà, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân là thách thức đặt ra không chỉ cho cá nhân sử dụng mà còn đối với nhà nước trong nhiệm vụ xây dựng môi trường số an toàn, hiệu quả. Các văn bản pháp luật của Việt Nam được ban hành gần đây đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo ra hành lang pháp lý và nền tảng vững chắc cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật sau này.


Bà Emmanuelle Pavillon-Grosser - Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM nhấn mạnh quá trình hợp tác trong lĩnh vực pháp lý giữa Việt Nam và Pháp

Buổi hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp tham luận của các chuyên gia, diễn giả trong nước lẫn ngoài nước. Trên cơ sở đó, hội thảo đã chọn ra 08 bài tham luận trình bày và chia làm 02 phiên thảo luận tập trung vào những kinh nghiệm của Pháp và châu Âu trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân; những điểm mới chính trong Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân vừa được ban hành cũng như vấn đề nêu trên trong các lĩnh vực dân sự, hành chính và hình sự.


Ban chủ toạ chủ trì Hội thảo bao gồm (từ trái sang phải): TS. Phùng Văn Hải - Phó Chánh án Toà án nhân dân TP.HCM; GS.TS. Đỗ Văn Đại - Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM; Ông Béla Hégédus - Phó Tham tán Hợp tác và Hoạt động văn hoá, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

Tại phiên làm việc thứ nhất, các chuyên gia giới thiệu, trao đổi tổng quan về bảo vệ dữ liệu cá nhân với 05 bài tham luận được trình bày bao gồm:

- “Vai trò của luật sư trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân”, Luật sư Isabella Grenier

- “Những điểm mới cơ bản trong nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân”, GS.TS. Đỗ Văn Đại và TS. Nguyễn Thị Hoa - Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM;

- “Vai trò của cán bộ bảo vệ dữ liệu ở cấp độ địa phương”, ông Thomas Honnet - Cán bộ bảo vệ dữ liệu, Marseille;

- “Quy định về lưu chuyển dữ liệu cá nhân ngoài châu Âu”, NCS. Francis Mordelet - Trường Đại học Paris Saclay;

- “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số bằng quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông” của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và NCS.ThS. Trần Thanh Thảo - Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM.


Phần trình bày tham luận “Vai trò của luật sư trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân” của Luật sư Isabella Grenier


TS. Nguyễn Thị Hoa – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM trình bày tham luận “Những điểm mới cơ bản trong nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân”

Ông Thomas Honnet - Cán bộ bảo vệ dữ liệu, Marseille với tham luận “Vai trò của cán bộ bảo vệ dữ liệu ở cấp độ địa phương”


PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Trưởng khoa luật Hình sự, trường ĐH Luật TP.HCM chia sẻ về đề tài “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số bằng quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông”

Đến với phiên làm việc thứ hai, các chuyên gia tiến hành phân tích chuyên sâu về khía cạnh thực thi và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trong các lĩnh vực cụ thể. Theo đó, phần trình bày bao gồm các tham luận:

- “Quy định về môi trường số: Ý nghĩa và triển vọng đối với các công ty hoạt động tại Việt Nam và châu Âu”, ông Bruno Sivanandan - Chủ tịch Tiểu ban kỹ thuật số, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham);

- “Platform và dữ liệu cá nhân”, GS. Thibault Douville - Giám đốc chương trình Thạc sĩ 2 pháp luật về kỹ thuật số, Đại học Caen;

- “Quy định của Pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân”, ông Thomas Bizet - Trưởng Bộ phận quan hệ với công chúng, Uỷ ban Quốc gia về tin học và tự do (CNIL).


Tham luận “Quy định về môi trường số: Ý nghĩa và triển vọng đối với các công ty hoạt động tại Việt Nam và châu Âu” do ông Bruno Sivanandan - Chủ tịch Tiểu ban kỹ thuật số, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trình bày


GS. Thibault Douville - Giám đốc chương trình Thạc sĩ 2 pháp luật về kỹ thuật số, Đại học Caen trình bày tham luận “Platform và dữ liệu cá nhân” qua hình thức trực tuyến


Ông Thomas Bizet - Trưởng Bộ phận quan hệ với công chúng, Uỷ ban Quốc gia về tin học và tự do (CNIL) chia sẻ về đề tài “Quy định của Pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân”

Sau phần trình bày, các chuyên gia, học giả tiến hành trao đổi, đặt câu hỏi nhằm làm rõ, đánh giá các vấn đề lý luận, khả năng áp dụng và thực thi của các quy định, từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số là một thách thức toàn cầu đòi hỏi phải có những giải pháp chuyên sâu, đồng bộ, liên ngành và trách nhiệm của từng cá nhân cũng như nhà nước. Thông qua buổi hội thảo, những kinh nghiệm nước ngoài đã được tiếp thu một cách toàn diện, các vấn đề pháp lý được bàn luận một cách sôi nổi, từ đó các chuyên gia đã đề xuất những kiến nghị, hướng phát triển giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số tại Việt Nam trong thời gian tới.


Khách mời tham gia Hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm

Nội dung: Thuỳ Vân

Hình ảnh: Khánh Linh

Ban Truyền thông Ulaw

 

 

 

 

--%>
Top