Nhằm tạo diễn đàn trao đổi về những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, sáng ngày 20/12/2024 Trường Đại học Luật TP. HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” tại Hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” được tổ chức tại Hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành
Quang cảnh Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”
Về phía các chuyên gia đến từ các trường đại học và các cơ quan, tổ chức, hội thảo đón nhận sự tham dự của:
- GS. TS Trần Ngọc Đường - Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN - Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- GS. TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia - Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương;
- Ông Nguyễn Minh Nhựt - Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- TS. Đặng Thị Thu Huyền - Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
- TS. Huỳnh Thị Sinh Hiền - Phó Trưởng Bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Hành chính, Trường Đại học Cần Thơ;
- TS.GVC. Trần Thị Thu Hà, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ông Trần Văn Quốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư PQLand;
- Ông Nguyễn Sơn Lâm, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Nam Trí Việt;…
Về phía đại diện Trường Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Hành chính – Nhà nước có sự hiện diện của:
- PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường;
- TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường;
- PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp, nguyên Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà nước;
- TS. Đặng Tất Dũng - Phó trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà nước;
- NCS. ThS. Nguyễn Văn Trí – Phó trưởng Khoa Luật Hành chính - Nhà nước;
- TS. Tô Nhi A - Giảng viên Khoa Khoa học cơ bản;
- NCS. ThS. Nguyễn Tú Anh - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Thanh tra - Pháp chế;
- TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai - Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính- Nhà nước;
- TS. Trần Thị Thu Hà - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
- TS. Lê Việt Sơn - Trưởng Bộ môn Luật Tố tụng hành chính, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
- TS. Dương Hồng Thị Phi Phi – Trưởng Bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
- NCS. ThS. Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Bộ môn Luật Hiến pháp, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
- TS. Nguyễn Thị Thiện Trí - Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
- TS. Đỗ Thanh Trung - Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;…
Cùng các Thầy, Cô, NCS, học viên cao học và sinh viên đang học tập thuộc các hệ đào tạo của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước là một chủ đề quan trong trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. “Nhà nước pháp quyền không chỉ là mục tiêu mà còn là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó quyền lực nhà nước phải được phân công, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát một cách hiệu quả để phục vụ lợi ích của nhân dân. Việc này đặt ra không chỉ được xem là một yêu cầu chính trị, mà còn là yêu cầu pháp lý để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong việc thực thi quyền lực”.
TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia, Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương bày tỏ sự ngưỡng mộ và gửi lời cảm ơn sâu sắc Trường Đại học Luật TP.HCM khi đã tổ chức buổi hội thảo mang tầm quốc gia như ngày hôm nay. Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu nhấn mạnh quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước là một vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay, đồng thời hy vọng với sự tham gia của các khách mời là đại biểu Quốc hội, đại diện của các cơ quan, ban, ngành, những vấn đề được bàn luận tại Hội thảo sẽ tác động tích cực đến việc thực thi nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tại Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia, Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo
Buổi hội thảo được chia thành 02 phiên với 06 bài tham luận chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, các đại biểu tham gia hội thảo đã tiến hành thảo luận sau mỗi phiên nhằm làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn và nghiên cứu, áp dụng trong quá trình phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Chủ tọa chủ trì phiên thứ nhất (từ trái sang phải): TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia, Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương; PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường
Mở đầu phiên làm việc thứ nhất, GS.TS Trần Ngọc Đường - Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN đại diện nhóm tác giả gồm GS.TS Trần Ngọc Đường - Ủy viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN và TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM trình bày tham luận về “Vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Theo đó, việc nghiên cứu cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước được thể hiện qua bốn cơ chế: (i) kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua cơ chế phân quyền và kiềm chế đối trọng; (ii) kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước dân chủ và pháp quyền tư sản thường được thể hiện bằng các đảng phái chính trị đối lập; (iii) bầu cử tự do – phương thức kiểm soát quyền lực; (iv) tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận”. Đồng thời, GS.TS Trần Ngọc Đường chỉ ra việc phân công, kiểm soát hiện nay chưa phù hợp và khuyến nghị nên có sự điều chỉnh bằng cách hình thành cơ chế kiểm soát, tăng cường kiểm soát bên trong thì mới đáp ứng được điều kiện đã đặt ra.
GS.TS Trần Ngọc Đường - Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận về “Vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta”
Đối với tham luận thứ hai “Phân công giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp” của nhóm tác giả gồm TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Tp.HCM và TS Dương Hồng Thị Phi Phi - Trưởng Bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM do TS. Dương Hồng Thị Phi Phi đại diện trình bày đã nhận định việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho Quốc hội và các chủ thể khác của nhà nước hiện này nhằm để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp trong thực hiện quyền lập pháp vẫn còn một số bất cập. Do đó, nhóm tác giả kiến nghị cần tập trung vào xác định phạm vi của quyền lập pháp trong Hiến pháp, phân định rõ hơn quyền lập pháp với hoạt động lập pháp; giới hạn những nội dung, lĩnh vực mà chỉ có thể thực hiện bằng luật, những vấn đề không thể uỷ quyền…
TS. Dương Hồng Thị Phi Phi - Trưởng Bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước đại diện nhóm tác giả tập trung phân tích các bất cập và kiến nghị đối với tham luận “Phân công giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp”
Khép lại phiên thứ nhất của hội thảo, TS. Trần Thị Thu Hà - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính trình bày tham luận “Chính phủ trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam”. Tác giả nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong cơ chế phân công, và phối hợp qua việc nhận định sự phối hợp của Chính phủ là tất yếu khách quan xuất phát từ lý do cơ bản như: Chính Phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, động lực lập pháp đều xuất phát từ Chính Phủ; có nguồn nhân thực phong phú, dồi dào… Đồng thời, khẳng định Chính phủ có vai trò đặc biệt còn được thể hiện ở việc đề xuất sáng kiến lập pháp, soạn thảo dự án luật, trình dự án luật. Song, do có các bất cập nhất định cùng với vai trò quan trọng của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực nên sự phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của các dự án luật. Trên cơ sở đó, TS. Trần Thị Thu Hà đưa ra một số giải pháp, kiến nghị như tăng cường vai trò và trách nhiệm của Chính Phủ trong tất cả các giai đoạn…
Vai trò của Chính phủ được nhấn mạnh tại tham luận “Chính phủ trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam” của TS. Trần Thị Thu Hà - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính
Phiên thảo luận thứ 02 do TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, GS.TS Trần Ngọc Đường - Ủy viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường đồng chủ trì.
Chủ tọa chủ trì phiên thứ hai (từ trái sang phải): TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước; GS.TS Trần Ngọc Đường - Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQVN, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường
Mở đầu phiên thảo luận thứ hai, đối với tham luận: “Bàn về giới hạn kiểm soát tư pháp của Tòa án đối với hoạt động quản lý hành chính trái pháp luật” của nhóm tác giả gồm TS Lê Việt Sơn - Trưởng Bộ môn Luật Tố tụng hành chính, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM và THS Ngô Hoàng Huy - Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang do TS. Lê Việt Sơn - Trưởng Bộ môn Luật Tố tụng hành chính, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước đại diện nhóm tác giả phân tích việc kiểm soát tư pháp của Tòa án qua hai khía cạnh chủ yếu: (i) phạm vi kiểm soát tư pháp của Tòa án và các tiêu chí đánh giá hợp pháp của các hoạt động quản lý hành chính; (ii) giới hạn kiểm soát của Tòa án đối với các hoạt động quản lý hành chính trái pháp luật. Cùng với việc chỉ ra các bất cập hiện tại và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhóm tác giả nhận định việc hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền của Toà án nói chung và đối với các hoạt động quản lý hành chính ban hành trái pháp luật nói riêng là vấn đề cần thiết.
TS. Lê Việt Sơn - Trưởng Bộ môn Luật Tố tụng hành chính, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận: “Bàn về giới hạn kiểm soát tư pháp của Tòa án đối với hoạt động quản lý hành chính trái pháp luật”
Tiếp đó, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia, Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương đã chỉ ra ưu điểm và hạn chế của 04 mô thức phân quyền trên thế giới thông qua tham luận “Mô hình phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa trung ương và địa phương: kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam”. Cụ thể, 04 mô thức phân quyền trên thế giới bao gồm: (1) Mô hình song trùng trực thuộc; (2) Mô hình song trùng giám sát; (3) Mô hình điều chỉnh; (4) Mô hình bổ trợ. Trên cơ sở đó, GS.TS Nguyễn Quốc Sửu đã đưa ra những lập luận và minh chứng về tính phù hợp của mô hình bổ trợ đối với cải cách thể chế của Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Quốc Sửu - Phó Giám đốc Học viện hành chính quốc gia, Uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương trình bày tham luận “Mô hình phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa trung ương và địa phương: kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam”
Tại tham luận cuối cùng, TS Nguyễn Thị Thiện Trí - Giảng viên Khoa Luật Hành chính - Nhà nước đại diện nhóm tác giả gồm TS Nguyễn Thị Thiện Trí - Giảng viên Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM và THS Trần Thị Thu Hà (B) - Phó Trưởng Bộ môn Luật Hiến pháp, Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM trình bày tham luận: “Thực trạng kiểm soát quyền lực chính quyền địa phương Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Nhóm tác giả đã phân tích nhu cầu và tính cấp thiết của kiểm soát quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền; thực trạng kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, nhóm tác giả nhận định phương thức kiểm soát hiện có, kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương còn hình thức, né tránh các cơ chế hiệu quả hơn. Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần phải có sự cải cách sâu rộng mà bắt đầu không nằm ở sự kiểm soát mà ở chính các nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay để có một có chế kiểm soát chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
TS Nguyễn Thị Thiện Trí - Giảng viên Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận: “Thực trạng kiểm soát quyền lực chính quyền địa phương Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
Các tham luận được trình bày tại hội thảo được đánh giá có sự tập trung vào những vấn đề đang được quan tâm hiện nay và nhận được nhiều đóng góp, ý kiến từ phía các giảng viên, chuyên gia tham dự. Những vấn đề được đặt ra thảo luận chủ yếu xoay quanh việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, làm rõ những bất cập trong thực tiễn áp dụng và gợi mở kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Nhựt, Phó Ban Văn hoá - Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
TS Đặng Thị Thu Huyền - Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trao đổi các vấn đề thực tiễn tại Hội thảo
Sau nhiều giờ làm việc, đại diện cho đơn vị tổ chức hội thảo, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường tổng kết lại những vấn đề, đề xuất tiêu biểu. Đồng thời, gửi lời cảm ơn đến sự tham gia và hỗ trợ của các đại biểu là chuyên gia, học giả, giảng viên từ các đơn vị trên địa bàn thành phố. Các nội dung được thảo luận tại buổi hội thảo “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” được đánh giá là tiền đề quan trọng để kiến nghị đến các nhà lập pháp nhằm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu bế mạc hội thảo
Chụp hình lưu niệm cùng với chuyên gia
Chụp hình lưu niệm cùng với chuyên gia
Nội dung: Bảo Thy, Thanh Vi
Hình ảnh: Hồng Ân, Phương Nghi, Hứa Thảo
Ban Truyền thông Ulaw