Tổng thuật Hội thảo khoa học cấp Trường “Góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ yêu cầu của thực tiễn xét xử”

Nhằm tạo diễn đàn trao đổi, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật, chỉ ra những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 sau gần 10 năm thi hành và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, vào sáng ngày 12/6/2024 tại Hội trường A.1002, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo cấp trường “Góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ yêu cầu của thực tiễn xét xử”.

Hội thảo khoa học cấp trường “Góp ý sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ yêu cầu của thực tiễn xét xử”

Về phía các đại biểu đến từ cơ quan tiến hành tố tụng, buổi hội thảo có sự tham dự của: Ông Tống Anh Hào - Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao; Ông Phan Thanh Tùng - Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM; Ông Quách Hữu Thái - Phó Chánh án TAND TP.HCM; Ông Mai Thanh Tú - Chánh án TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; Ông Nguyễn Đức Phước - Chánh án TAND quận Bình Tân; Ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Chánh án TAND quận Gò Vấp; Bà Trần Thị Mỹ Ngọc - Phó Chánh án TAND quận 3; Bà Bành Kim Phượng - Phó Chánh án TAND quận Tân Bình; Ông Nguyễn Triệu Luật - Phó Chánh án TAND huyện Hóc Môn; ThS. Đặng Thị Tám - Thẩm phán TAND quận Gò Vấp; Ông Hà Văn Hiến - Kiểm sát viên cao cấp VSKND cấp cao tại TP.HCM;  Lê Duy Bảo Chinh - Kiểm sát viên VSKND quận Gò Vấp.

Về phía các đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, hội Luật gia và cơ quan báo chí có ThS. Nguyễn Phúc Thiện - Giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Mở TP.HCM; ThS. Võ Thị Ngọc Trân - Giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Mở TP.HCM; ThS. Đào Thị Diệu Thương - Giảng viên Trường Đại học Sài GònLS. Nguyễn Đức Thắng Ý - Giám đốc điều hành Hãng Luật Ylaw Partners; LS. Nguyễn Quốc Cường - Giám đốc Công ty Luật TNHH Infinity Việt Nam; LS. Nguyễn Văn Thiệu - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật số 1 - Hội Luật gia quận Gò Vấp; LS. Nguyễn Cảnh Trường - Giám đốc Công ty Luật TNHH Trường Minh Ngọc; ThS. Nguyễn Thị Thu Sương - Trưởng Phòng Pháp lý Công ty Taphalaw; Nhà báo Châu Thị Yến - Báo Pháp luật TP.HCM. Bên cạnh đó, Ban tổ chức Hội thảo còn nhận được sự đồng hành của nhà tài trợ là Công ty Luật TNHH Infinity Việt Nam.

Về phía Nhà trường có sự hiện diện của GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Văn Tiến - Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự; TS. Lê Vĩnh Châu - Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự cùng với các giảng viên và đông đảo các học viên, sinh viên có quan tâm.

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật TP.HCM và Trung tâm Trọng tài thương mại Phía Nam (STAC). Đây là sự kiện đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa các bên trong công tác phối hợp xây dựng các hoạt động định hướng nghề nghiệp, đào tạo và phát triển kỹ năng cho sinh viên của Khoa Luật Dân sự nói riêng và sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM nói chung.

Đại diện Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TP.HCM và Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Đại diện Trung tâm Trọng tài Phía Nam (STAC) trao tặng quỹ khuyến học cho Khoa Luật Dân sự và quỹ hỗ trợ về công tác nghiên cứu khoa học

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết buổi hội thảo diễn ra trước hết xuất phát từ những chỉ đạo, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mớiỞ khía cạnh thực thi BLTTDS năm 2015, sau gần 10 năm ban hành và điều chỉnh, một số quy định đã bộc lộ những hạn chế cần được hoàn thiện, sửa đổi trên cơ sở lồng ghép giữa lý luận và thực tiễnnhằm đảm bảo tính đồng bộ, tương thích của hệ thống pháp luật và khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Qua đó, Lãnh đạo Nhà trường mong muốn buổi hội thảo sẽ tạo môi trường trao đổi thẳng thắn và chất lượng, đề xuất ra những giải pháp, để từ đó, Nhà trường tổng hợp kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự.

GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo

Qua quá trình làm việc nghiêm túc, khách quan, Ban chuyên môn Hội thảo đã thống nhất lựa chọn 05 bài trong số 30 bài tham luận của các tác giả trong và ngoài trường để trình bày tại Hội thảo với hai phiên làm việcPhiên thảo luận thứ nhất với chủ đề: “Những vấn đề chung của Bộ luật Tố tụng dân sự” được tiến hành dưới sự chủ trì của GS.TS Đỗ Văn Đại - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM; Ông Tống Anh Hào - Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao và TP. Quách Hữu Thái - Phó Chánh án TAND TP.HCM.

Chủ toạ phiên thảo luận thứ nhất (từ trái sang): Ông Tống Anh Hào - Nguyên Phó Chánh án TAND tối caoGS.TS Đỗ Văn Đại - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCMTP. Quách Hữu Thái - Phó Chánh án TAND TP.HCM

Mở đầu phiên thảo luận là bài tham luận “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” do ThS.NCS. Nguyễn Đức Phước - Chánh án TAND quận Bình Tân, TP.HCM trình bày. Tác giả nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 là xu thế tất yếu bắt nguồn từ chủ trương của Đảng, yêu cầu thống nhất về pháp luật cũng như những bất cập phát sinh sau gần 10 năm thi hành, có thể kể đến như thẩm quyền xét xử của Tòa án chưa hợp lý; quy định về chứng cứ, chứng minh chưa bảo đảm toàn diện nguyên tắc tranh tụng,..Qua đó, nhóm tác giả đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung những vấn đề về thẩm quyền của Toà án; thủ tục giải quyết vụ việc dân sự; chứng cứ, chứng minh và thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

ThS.NCS. Nguyễn Đức Phước - Chánh án TAND quận Bình Tân, TP.HCM đại diện nhóm tác giả trình bày bài tham luận “Sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”

Bằng kinh nghiệm hành nghề thực tiễn, TP. Phan Thanh Tùng - Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM với bài tham luận “Bảo đảm việc xét xử các vụ án dân sự đúng pháp luật - Nhìn từ góc độ hoàn thiện định chế chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” đã cung cấp số liệu thống kê các vụ án bị hủy, sửa trong năm công tác 2023 của toàn ngành Tòa án như tỷ lệ án dân sự bị hủy là 0,59% (2.407 vụ án/ 408.070 vụ án đã giải quyết) và án bị sửa là 1,41% (5.753 vụ án/ 408.070 vụ án đã giải quyết). Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xét xử, tầm quan trọng của chứng cứ và khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện định chế “Chứng cứ” trong BLTTDS hoặc xây dựng Bộ luật riêng về “Chứng cứ” - điều kiện tiên quyết để bảo đảm việc xét xử các vụ án dân sự đúng pháp luật.

TP. Phan Thanh Tùng - Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM trình bày tham luận “Bảo đảm việc xét xử các vụ án dân sự đúng pháp luật - Nhìn từ góc độ hoàn thiện định chế chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”

Bài tham luận thứ ba về “Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự” do ThS. Phạm Thị Thuý - Giảng viên Khoa Luật Dân sự đại diện nhóm tác giả trình bày. Nhìn nhận từ thực tiễn xét xử, nhóm tác giả cho biết BLTTDS năm 2015 đã và đang phát sinh một số bất cập trong việc xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, cụ thể bao gồm: (i) Xác định đối tượng tranh chấp là bất động sản; (ii) Quyền thỏa thuận chọn Tòa án của đương sự; (iii) Xác định nơi cư trú của bị đơn.Từ đó, nhóm tác giả gợi mở một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTDS về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.

ThS. Phạm Thị Thuý - Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận “Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự”

Phiên thảo luận thứ hai v chủ đề “Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự” được chủ trì bởi TP. Phan Thanh Tùng - Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM;GS.TS Đỗ Văn Đại - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM và TS. Nguyễn Văn Tiến - Phó Trưởng khoa Luật Dân sự.

Chủ toạ phiên thảo luận thứ hai (từ trái sang): TP. Phan Thanh Tùng - Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM; GS.TS Đỗ Văn Đại - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM; TS. Nguyễn Văn Tiến - Phó Trưởng khoa Luật Dân sựTrường Đại học Luật TP.HCM

Mở đầu phiên thảo luận thứ hai là bài tham luận của ThS. Lê Duy Bảo Chinh - Kiểm sát viên VKSND Quận Gò Vấp, TP.HCM về “Thực tiễn áp dụng một số quy định trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và kiến nghị hoàn thiện”. Thông qua việc nghiên cứu một số vụ án được xét xử trên thực tế, tác giả nhận định quyền khởi kiện được quy định tại BLTTDS 2015 chưa minh định và còn mang tính hình thức; hướng xử lý trên thực tiễn về việc tiến hành tố tụng tại phiên tòa xét xử khi có căn cứ tạm ngừng phiên tòa chưa đồng bộ và thống nhấtBên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những hạn chế liên quan đến các quy định về nghị án và nhấn mạnh tầm quan trọng phải hoàn thiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân th pháp luật TTDS.

ThS. Lê Duy Bảo Chinh - Kiểm sát viên VKSND Quận Gò Vấp, TP.HCM trình bày tham luận “Thực tiễn áp dụng một số quy định trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và kiến nghị hoàn thiện”

Khép lại phiên thảo luận thứ hai là bài tham luận “Trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự” của ThS. Phan Nguyễn Bảo Ngọc - Giảng viên Khoa Luật Dân sự. Theo tác giả, quy định về trả lại đơn khởi kiện giúp đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong tố tụng, bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên và nguồn lực xã hội của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện giải quyết vụ án dân sự. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử cho thấy các quy định này làm phát sinh nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của đương sự, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, tăng gánh nặng cho Toà án hay gây tâm lý lo lắng cho đương sự. Qua đó, tác giả kiến nghị các nội dung hoàn thiện quy định của pháp luật về trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự.

ThS. Phan Nguyễn Bảo Ngọc - Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM trình bày tham luận “Trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự”

Kết thúc phần trình bày tham luận, GS.TS. Đỗ Văn Đại - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM tổng kết những nội dung được trình bày tại hội thảo. Đồng thời, Hội thảo cũng nhận được sự đóng góp tích cực từ các chuyên gia, khách mời xoay quanh những giải pháp khắc phục các hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng BLTTDS năm 2015 trên thực tiễn.

Các chuyên gia trao đổi, trình bày quan điểm tại Hội thảo

Buổi hội thảo là cơ hội để các chuyên gia, khách mời thảo luận, góp ý, đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện BLTTDS nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Những góp ý, đề xuất của các diễn giả, khách mời tham dự Hội thảo sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, được ghi nhận và gửi đến các cơ quan chủ trì soạn thảo và tham vấn trong quá trình hoàn thiện góp ý sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 từ thực tiễn xét xử.

Hội thảo  cơ hội để các chuyên gia, khách mời thảo luận, đề xuất những giải pháp hoàn thiện BLTTDS nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

Nội dung: Thanh Vi

Hình ảnh: Hồng Ngọc

Ban Truyền thông Ulaw

--%>
Top