Tổng thuật Hội thảo khoa học “Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng Hình sự”

Nhằm tạo một diễn đàn trao đổi học thuật về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự Việt Nam, vào sáng ngày 03/10/2020, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo cấp trường về “Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự”. Chương trình có sự tham dự của những khách mời là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật, những người có bề dày kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. 

 

Toàn cảnh Hội thảo

Về phía khách mời, có sự tham dự của: Ông Nguyễn Văn Tùng – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại TP. HCM, Đại tá Bùi Thế Tỉnh – Phó Cục trưởng cục hồ sơ nghiệp vụ Bộ Công an, ông La Hồng – Chánh án TAND tỉnh An Giang, ông Lý Ngọc Sơn – Phó Chánh án TAND tỉnh An Giang, ông Phùng Quốc Khởi – Phó Cục trưởng cục thi hành án dân sự tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Tuấn – Viện trưởng VKSND tỉnh Bạc Liêu, ông Dương Quốc Nghĩa – Phó Trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự VKSND tỉnh Bạc Liêu, ông Nguyễn Cao Cường – Viện trưởng VKSND thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Hạ Vĩ Khôi – Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Hoàng Tuyến – Trưởng phòng (phòng 1) VKSND tỉnh Bình Thuận, bà Vũ Thị Xuân Nguyệt – Trưởng phòng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP.Hồ Chí Minh, bà Hoàng Thị Bích Duyên – Thẩm phán Tòa án nhân dân TP.HCM, LS Vũ Phi Long (nguyên Phó Chánh tòa, Tòa Hình sự, TAND TP. Hồ Chí Minh), TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, TS. LS Trần Thị Quang Vinh.

Về phía Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh có sự hiện diện của PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Trưởng Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cùng các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh và các bạn sinh viên có quan tâm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Bùi Xuân Hải đã khẳng định các biện pháp cưỡng chế luôn giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Đó là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đồng thời, các biện pháp cưỡng chế, đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quyền con người, quyền công dân. Tuy Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 sau 2 năm 9 tháng thi hành đã có những sửa đổi so với Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 nhưng vẫn còn những điểm hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, buổi Hội thảo này diễn ra nhằm trao đổi, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự.

 

PGS.TS. Bùi Xuân Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

Buổi Hội thảo được chia thành 02 phiên với 06 bài tham luận của nhiều học giả, nghiên cứu sinh cũng như những người làm trong thực tiễn. Tại phiên thứ nhất, 04 bài tham luận đã được trình bày với sự chủ trì của: PGS.TS Bùi Xuân Hải, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, ông Nguyễn Văn Tùng, TS. Võ Thị Kim Oanh - Nguyên Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

  • Tham luận 1: “Bàn về tính hệ thống của chế định biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự” do TS. Phạm Thái – Phó Trưởng khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trình bày.
  • Tham luận 2: “Tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam – Kinh nghiệm từ Cộng hoà Liên bang Đức” do ThS. Nguyễn Phương Thảo – Giảng viên Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Khoa luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trình bày.
  • Tham luận 3: “Tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự Việt Nam” do TS. Lê Huỳnh Tấn Duy – Trưởng Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trình bày.
  • Tham luận 4: “Một số vấn đề về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” do NCS. Trịnh Duy Thuyên – Chuyên viên Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh trình bày.

    Chủ tọa phiên thảo luận 1 gồm TS. Võ Thị Kim Oanh, PGS. TS. Bùi Xuân Hải, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và ông Nguyễn Văn Tùng (từ trái qua)

     

    Chủ trì phiên tọa thứ 2 là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, TS Võ Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Tùng, LS. Vũ Phi Long. Phiên 2 đã trình bày và trao đổi về 02 bài tham luận:

  • Tham luận 5: “Khám xét người và khám xét chỗ ở theo luật tố tụng hình sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với luật tố tụng hình sự của Đức, Nga và Nhật Bản” do TS. Lê Nguyên Thanh – Trưởng Bộ môn Tội phạm học, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trình bày.
  • Tham luận 6: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự” do ông Dương Quốc Nghĩa – Kiểm sát viên trung cấp, Phó Trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, VKSND tỉnh Bạc Liêu trình bày.

 

Buổi Hội thảo đã đón nhận nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận sôi nổi; đặc biệt là việc phát hiện và đề xuất hướng giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Điều này đã giúp cho buổi Hội thảo thật sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Buổi Hội thảo nhận được những sự trao đổi, góp ý từ những người có bề dày kinh nghiệm trong thực tiễn

Sự thành công của Hội thảo này góp phần tạo động lực cho trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh không ngừng tổ chức thêm nhiều hội thảo hơn nữa trong thời gian sắp tới nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật, xứng đáng với vai trò là một trong hai cơ sở đào tạo ngành luật lớn nhất cả nước cũng như là đầu tàu trong nghiên cứu khoa học pháp lý.

 

Hình lưu niệm của đại diện trường Đại học Luật TP.HCM cùng các khách mời.

Nội dung: Phương Thảo

Hình ảnh: Chí Nguyên, Đăng My

Ban Truyền thông Ulaw