Khoa Luật Quốc tế tổ chức Hội thảo cấp Khoa chủ đề “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Thái Lan”

Vào sáng ngày 03/7/2024, Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo cấp Khoa với chủ đề “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Thái Lan” tại phòng họp A.803, cơ sở Nguyễn Tất Thành. 

Hội thảo “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Thái Lan” do Khoa Luật Quốc tế tổ chức

Về phía Trường ĐH Luật TP.HCM, Hội thảo có sự hiện diện của PGS.TS. Trần Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Phan Hoài Nam - Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Chủ tọa Hội thảo cùng toàn thể các thầy cô là giảng viên của Khoa Luật Quốc tế, nghiên cứu sinh và sinh viên của Nhà trường.

Về phía khách mời, Hội thảo có sự tham dự của LS. Lê Thu Minh - Công ty Luật TNHH Baker Mckenzie, diễn giả; LS. Nguyễn Văn Phúc - Luật sư Điều hành Công ty Luật TNHH HM&P cùng các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Phan Hoài Nam - Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế cho biết bảo vệ dữ liệu cá nhân là một vấn đề mang tính toàn cầu được nhiều  quốc gia chú trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh và cân bằng 02 yếu tố: khai thác, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền mang tính chất riêng tư của các cá nhân. Hơn hết, trong bối cảnh công nghệ hiện nay cùng với những khuyết điểm, bất cập đang ngày càng bộc lộ của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhânsự thiếu tương thích giữa quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành, nhu cầu về bàn luận phân tích, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về vấn đề này là vô cùng cần thiết và cấp bách. 

TS. Phan Hoài Nam - Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Trần Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định Khoa Luật Quốc tế luôn mong muốn tổ chức các Hội thảo xoay quanh các vấn đề được xã hội quan tâm cũng như tạo nên các diễn đàn khoa học để các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý trao đổi, bàn luận sâu rộng nhằm đưa ra các hướng tiếp cận cân bằng - vừa đảm bảo mục tiêu, định hướng của Nhà nước vừa bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế có liên quan đến công nghệ. 

PGS.TS. Trần Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Phiên thứ nhất v chủ đề “Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của một số quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Singapore” bao gồm các tham luận:

- “Áp dụng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện”, ThS. Nguyễn Thị Kim Duyên - GV Khoa Luật Quốc tế;

- “Những khó khăn trong thực tiễn thi hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân”, LS. Lê Thu Minh - Công ty Luật TNHH Baker Mckenzie;

- “Hoàn thiện pháp luật Việt nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em trong môi trường số - Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, Singapore”, ThS. Hà Thị Hạnh - GV Khoa Luật Quốc tế; Bùi Nguyễn Phương Anh.

phiên thứ nhất của Hội thảo, các chuyên gia trên cơ sở phân tích các quy định, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam cũng như tại một số quốc gia ở châu Á như Thái Lan Singapore đã chỉ ra những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thi hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhânbảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Qua đó, các chuyên gia đã đưa ra nhiều định hướng có tính thiết thực cao, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. 

ThS. Nguyễn Thị Kim Duyên - GV Khoa Luật Quốc tế trình bày tham luận “Áp dụng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân - Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” 

LS. Lê Thu Minh - Công ty Luật TNHH Baker Mckenzie với tham luận “Những khó khăn trong thực tiễn thi hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân” 

Sinh viên Bùi Nguyễn Phương Anh đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận “Hoàn thiện pháp luật Việt nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân của trẻ em trong môi trường số - Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, Singapore”

Phiên trình bày thứ hai của Hội thảo với chủ đề “Bối cảnh quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân” bao gồm các tham luận sau:

- “Tác động của GDPR ngoài lãnh thổ EU đến sự phát triển pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam”, ThS. Lê Trần Quốc Công; ThS. Nguyễn Đào Phương Thúy - GV Khoa Luật Quốc tế;

- “Quản trị dữ liệu và an ninh mạng trong bối cảnh hợp tác ASEAN - EU: Góc nhìn pháp lý và kinh nghiệm cho Việt nam”, TS. Phan Hoài Nam; Nguyễn Phạm Mỹ Ngọc - Công ty Luật TNHH ATIM;

- “Hợp tác quốc tế trong bảo vệ dữ liệu cá nhân - Gợi mở hướng đi cho ASEAN từ kinh nghiệm của EU”, ThS. Nguyễn Anh Thùy Dung; ThS. Hà Kiều Phương Dung - GV Khoa Luật Quốc tế.

Đến với phiên thứ hai, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân được tiếp cận dưới góc độ pháp luật quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ số đã mang đến những cơ hộithách thức đối với công tác quản trị dữ liệu và an ninh mạng trong bối cảnh hợp tác giữa các nước ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU). Đứng trước xu hướng liên kết khu vực và thoả thuận quốc tế, một trong những yêu cầu được đặt ra là đảm bảo quyền riêng tư của mỗi công dân dựa trên những giá trị riêng về điều kiện văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ EU và thực tiễn hội nhập quốc tế sâu rộng, các diễn giả đã đ ra những kiến nghị bài học cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. 

ThS. Lê Trần Quốc Công đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận “Tác động của GDPR ngoài lãnh thổ EU đến sự phát triển pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam” 

Tác giả Nguyễn Phạm Mỹ Ngọc - Công ty Luật TNHH ATIM trình bày tham luận  “Quản trị dữ liệu và an ninh mạng trong bối cảnh hợp tác ASEAN - EU: Góc nhìn pháp lý và kinh nghiệm cho Việt nam” 

Nhóm tác giả trình bày tham luận “Hợp tác quốc tế trong bảo vệ dữ liệu cá nhân - Gợi mở hướng đi cho ASEAN từ kinh nghiệm của EU”

Sau quá trình thảo luận tích cực, Hội thảo đã ghi nhận nhiều kết quả có tính đóng góp và thiết thực cao nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. Buổi hội thảo không chỉ là cơ hội để các chuyên gia trao đổi, bàn luận về chủ đề mà còn đặt tiền đề cho những diễn đàn khoa học tiếp theo liên quan đến công nghệ với quy mô tổ chức lớn hơn và quy tụ nhiều chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực.

Các chuyên gia thảo luận sôi nổi tại Hội thảo 

Những kết quả tích cực của Hội thảo là tiền đề cho những diễn đàn học thuật về sau nhằm bàn luận sâu rộng hơn về các vấn đề pháp lý trong môi trường số

Nội dung: Quỳnh Như

Hình ảnh: Thanh Hoa

Ban Truyền thông Ulaw

--%>
Top