Vào sáng ngày 17/5/2023,
trong khuôn khổ Đề tài Khoa học - Công nghệ cấp Bộ,
Ban chủ nhiệm Đề tài đã tổ chức Hội thảo cấp
trường “Trách nhiệm hiến pháp: Cơ sở lý luận và
thực tiễn” tại Hội trường A.905, cơ sở Nguyễn Tất
Thành.
Hội thảo được tổ
chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến
Tham dự Hội thảo có sự
hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp - Chủ nhiệm đề
tài; ThS. Trương Tư Phước – Phó Giám đốc phụ trách
Trung tâm Đào tạo trực tuyến - Thư ký đề tài; TS. Đặng
Tất Dũng - Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước;
TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai - Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà
nước và Pháp luật; TS. Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng
Bộ môn phụ trách Bộ môn Luật Hành chính; ThS. Lưu Đức
Quang - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật; Ông
Chu Văn Ninh - Trưởng cơ quan đại diện phía Nam Báo Đại
Đoàn Kết; Ông Nguyễn Sơn Lâm - Trưởng Văn phòng luật
sư Trí Việt và các thành viên đề tài, các giảng viên,
sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Phát biểu mở đầu hội
thảo, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp cho biết trách nhiệm hiến
pháp là vấn đề mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với nhu cầu bảo đảm trật tự và thực thi hiến pháp.
Ở Việt Nam, trách nhiệm hiến pháp chỉ được đề cập
ở mức độ khái quát, do đó cần được nghiên cứu một
cách bài bản và toàn diện hơn từ khái niệm, đặc
điểm, tính chất, vai trò, cơ sở pháp lý, chủ thể chịu
trách nhiệm, các biện pháp chế tài, cơ quan bảo hiến,
thẩm quyền và thủ tục xử lý trách nhiệm.

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp
– Chủ nhiệm đề tài cho biết trách nhiệm hiến pháp
là vấn đề mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nhu cầu bảo đảm trật tự và thực thi hiến pháp
Hội thảo gồm 13 bài
tham luận xoay quanh những vấn đề về trách nhiệm hiến
pháp dưới góc độ cơ sở lý luận và thực tiễn. Khái
niệm về trách nhiệm hiến pháp được tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau như trách nhiệm pháp lý, trách
nhiệm chính trị và trách nhiệm chính trị - pháp lý.
Theo đó, khái niệm này cần được tìm hiểu một cách
thấu đáo vì đây là cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu
các nội dung liên quan khác. Ngoài ra, cơ chế bảo hiến;
quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý
trách nhiệm; kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài và
những vấn đề pháp lý phát sinh, bất cập trong quá
trình thực thi pháp luật cũng được bàn luận rất tích
cực.

ThS. Lưu Đức Quang -
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật phân tích
khái niệm về trách nhiệm hiến pháp dưới góc độ
trách nhiệm chính trị - pháp lý

TS. Trần Thị Thu Hà -
Phó Trưởng Bộ môn phụ trách Bộ môn Luật Hành chính
với bài tham luận “Trách nhiệm chính trị của Thủ
tướng Chính phủ ở Việt Nam hiện nay”

TS. Đặng Tất Dũng -
Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước chia sẻ
kinh nghiệm nước ngoài về vấn đề trách nhiệm hiến
pháp

TS. Nguyễn Thị Ngọc
Mai – Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật
đặt vấn đề về cơ chế bảo hiến tại Việt Nam

ThS. Trương Tư Phước
– Thư ký đề tài chia sẻ về một số vấn đề pháp
lý phát sinh trong quá trình bầu cử và xác định chủ
thể chịu trách nhiệm

Ông Chu Văn Ninh - Trưởng
cơ quan đại diện phía nam Báo Đại Đoàn Kết tích cực
chia sẻ quan điểm về các hành vi chịu trách nhiệm về
mặt pháp lý, chính trị và các hành vi chưa được quy
định cụ thể
Sau quá trình thảo luận
và trao đổi nghiêm túc với nhiều ý kiến thiết thực
từ các chuyên gia, hội thảo đã đưa ra phương hướng
phát triển, hoàn thiện đề tài và phân công bổ sung các
nội dung cần thiết nhằm xây dựng nền tảng khoa học,
cơ chế pháp lý và giải pháp đối với những bất cập
về trách nhiệm hiến pháp, đặc biệt là trong bối cảnh
xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Hội thảo đã đề ra
phương hướng phát triển, hoàn thiện đề tài và xây
dựng nền tảng lý luận, đưa ra giải pháp đối với
những bất cập về trách nhiệm hiến pháp
Nội dung: Thuỳ Vân
Hình ảnh: Kim Ngân
Ban Truyền thông Ulaw