Hội thảo cấp trường: “Khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động tài chính – tiền tệ trong nền kinh tế số”

Nhằm tạo diễn đàn để nghiên cứu, thảo luận về khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động tài chính – tiền tệ trong thời đại kinh tế số, qua đó, chỉ ra những cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam cũng như đưa ra những gợi ý về chính sách pháp luật nước nhà, sáng ngày 30/11/2021, tại Hội trường A.1002 cơ sở Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức ra Hội thảo cấp trường “Khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động tài chính – tiền tệ trong nền kinh tế số” kết hợp cùng với hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom.

Toàn cảnh buổi hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Bùi Xuân Hải đã khái quát về quy mô nền kinh tế số của Việt Nam, qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tài chính – tiền tệ, là “huyết mạch” của nền kinh tế và bị tác động mạnh mẽ mở cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như công cuộc chuyển đổi số. Đồng thời, PGS.TS Bùi Xuân Hải cũng bày tỏ mong muốn thông qua Hội thảo này sẽ gắn kết được việc nghiên cứu liên ngành, đa chiều, phân tích một vấn đề trên nhiều góc độ.Cụ thể là, gắn kết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật với các vấn đề pháp lý và phương pháp để phát triển hoạt động tài chính – tiền tệ trong điều kiện chuyển đổi số trên cơ sở nền tảng công nghệ số. Để kết thúc phần phát biểu, PGS.TS Bùi Xuân Hải thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các chuyên gia đã quan tâm, gửi bài tham luận và tham dự Hội thảo ngày hôm nay bằng cả hình thức trực tiếp và gián tiếp. 

PGS.TS. Bùi Xuân Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo được chia làm 2 phiên. Phiên thứ nhất được chủ trì bởi PGS.TS. Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường; PGS.TS. Trần Hùng Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và tài chính Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG-HCM (IBT); PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy – Trưởng Khoa Quản trị Nhà trườngcùng các giảng viên, lãnh đạo các khoa, phòng ban và trung tâm thuộc trường.

Tại phiên thứ nhất, 03 bài tham luận sau đã được trình bày: 

  • “Tác động của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) đến chính sách tiền tệ và kinh nghiệm đối với Việt Nam”;
  • “Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số, cơ hội và thách thức cho Việt Nam”; và
  • “Thực trạng về thao túng tiền tệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong nền kinh tế số”.

Tham luận “Tác động của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) đến chính sách tiền tệ và kinh nghiệm đối với Việt Nam” (TS. Lương Công Nguyên – Giảng viên Khoa Quản trị Nhà trường) trình bày và phân tích tầm ảnh hưởng của CBDC đến các khía cạnh trong chính sách tiền tệ bao gồm: chính sách lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái. Từ đó, TS. Lương Công Nguyên nhấn mạnh sự thay đổi công nghệ và tiền tệ và đổi mới tài chính là xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu và CBDC là điển hình, đồng thời chỉ ra những yếu tố nổi bật, cốt yếu về CBDC trong nền kinh tế thế giới để rút ra những kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam. 

TS. Lương Công Nguyên – Giảng viên Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cùngtham luận “Tác động của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) đến chính sách tiền tệ và kinh nghiệm đối với Việt Nam”

Tham luận “Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế số, cơ hội và thách thức cho Việt Nam” (ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên – Giảng viên Khoa Quản trị Nhà trường & ThS. Phạm Thị Tuyết Trinh – Trường Cao Đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh) trình bày tổng quan thị trường TTKDTM để chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam. 

ThS. Phạm Thị Tuyết Trinh thay mặt nhóm tác giả đưa ra ý kiến về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Kết thúc phiên thứ nhất, tham luận “Thực trạng về thao túng tiền tệ trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong nền kinh tế số” do ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý – Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG-HCM (IBT); PGS.TS. Trần Hùng Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và tài chính Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG-HCM (IBT) và   TS. Nguyễn Vĩnh Khương – Khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM trình bày. Mở đầu bài tham luận, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý cho rằng vấn đề “thao túng tiền tệ” là vấn đề có tính chất thời sự, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại và tài chính quốc tế. Tiếp đó, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý nêu lên khái quát về tình hình thao túng tiền tệ trên thế giới để mọi người có cái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn về vấn đề này. Từ đó, ThS. Huỳnh Thị Ngọc Lý nêu ra những gợi ý từ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam có thể thoát khỏi danh sách theo dõi các quốc gia thao túng tiền tệ.

Phiên thứ hai được chủ trì bởi PGS.TS. Bùi Xuân Hải – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường; PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa Luật Thương mại Nhà trường; PGS.TS. Lê Vũ Nam – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM; TS.LS. Nguyễn Quốc Vinh – Công ty luật Tilleke & Gibbins.

Phiên thứ hai gồm 03 bài tranh luận: 

  • “Tiền ảo – nhìn nhận từ góc độ kinh tế và pháp lý”;
  • “Quản lý tài sản ảo: Một số gợi ý về chính sách pháp luật cho Việt Nam”; và
  • “Những vấn đề pháp lý về hoạt động thanh toán điện tử qua tài khoản ngân hàng trong nền kinh tế số”. 

Tham luận “Tiền ảo – nhìn nhận từ góc độ kinh tế và pháp lý” do PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy – Trưởng Khoa Quản trị Nhà trường và ThS. Huỳnh Anh - Trường Đại học An Giang – ĐHQG TP.HCM trình bày. Với bài tham luận này, PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy đã phân tích tiền ảo từ góc độ kinh tế, góc độ pháp lý và từ đó đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh tiền ảo bằng pháp luật. Cụ thể, khi tiền ảo xuất hiện, sẽ có những thách thức đặt ra đối với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Qua đó, PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy cho rằng tiền ảo chỉ nên được xem là một loại chứng khoán và cần có những quy định chuyên biệt cho việc cấp phép các hoạt động đầu tư liên quan đến tiền ảo, các quy định về giao dịch tiền ảo trên sàn. 

PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy – Trưởng Khoa Quản trị Nhàtrường đã phân tích tiền ảo từ góc độ kinh tế, góc độ pháp lý và từ đó đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh tiền ảo bằng pháp luật

Tham luận “Quản lý tài sản ảo: Một số gợi ý về chính sách pháp luật cho Việt Nam” do TS.LS. Nguyễn Quốc Vinh - Công ty luật Tilleke & Gibbins trình bày. Mở đầu bài tham luận, TS.LS Nguyễn Quốc Vinh nêu lên một vài dạng tài sản ảo trong thời đại hiện nay. Từ đó, nêu lên thực tiễn và phương pháp để bảo vệ người tiêu dùng.

TS.LS. Nguyễn Quốc Vinh - Công ty luật Tilleke & Gibbins với bài tham luận về quản lý tài sản ảo tại Việt Nam

Kết thúc Hội thảo là tham luận “Những vấn đề pháp lý về hoạt động thanh toán điện tử qua tài khoản ngân hàng trong nền kinh tế số” của PGS.TS. Nguyễn Văn Vân – Giảng viên Khoa Luật Thương mại Nhà trường. Thông qua tham luận, PGS.TS. Nguyễn Văn Vân cho rằng không có khái niệm “ngân hàng điện tử” mà chỉ có những ngân hàng truyền thống nâng cao công nghệ, sử dụng kỹ thuật số. Từ đó, trong thời gian sắp tới nên có luật ban hành về việc giao dịch trong môi trường số. Tiếp đến, PGS.TS. Nguyễn Văn Vân nêu lên quan điểm về số dư trong tài khoản so với tiền mặt, về chứng từ thanh toán trong thanh toán ngân hàng.

Cả 02 phiên tham luận đều diễn ra rất sôi nổi với phần đóng góp ý kiến của giảng viên các khoa cùng các học viên cao học quan tâm.

PGS.TS. Đỗ Minh Khôi có đôi lời phát biểu kết thúc buổi Hội thảo

Hội thảo kết đã thành công tốt đẹp với rất nhiều kiến nghị được nêu ra, góp phần nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế số. Sự thành công của Hội thảo này góp phần tạo động lực cho trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh không ngừng tổ chức thêm nhiều hội thảo hơn nữa trong thời gian sắp tới nhằm góp phần hoàn thiện cả về pháp luật lẫn kinh tế.  

Nội dung: Anh Thy, Nhã Tuyền

Hình Ảnh: Ngọc Thắng, Quang Huy

Ban Truyền thông Ulaw

 

 

 

 

--%>
Top