Hội thảo cấp khoa “Khởi nghiệp 4.0”

Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giao lưu học thuật và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các giảng viên, sinh viên, đồng thời trang bị hành trang khởi nghiệp một cách đầy đủ và bao quát cho những độc giả có mong muốn hoặc đang khởi nghiệp trong thời đại hội nhập 4.0, vào sáng ngày 30/7, Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo cấp khoa “Khởi nghiệp 4.0”.

Hội thảo cấp khoa “Khởi nghiệp 4.0” nhận được sự quan tâm của đông đảo các học giả và nhà quản lý các dự án khởi nghiệp sáng tạo

Quy trình trù bị buổi hội thảo được chuẩn bị chu đáo, bao gồm kỷ yếu được in ấn và xuất bản theo tiêu chuẩn ISBN

Hội thảo có sự tham dự của ThS. Hoàng Thu Hằng – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; ThS. Lê Thị Bách Hòa – Nhà sáng lập Công ty TNHH Tư vấn Đào tạo CNTT; TS. Đỗ Văn Phú – Tổng Giám đốc Bác Sĩ Thương Hiệu; TS. Trần Quý – Phó Chủ tịch Hội Tư vấn Đào tạo CNTT; Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp – Nhà báo Tạp chí Thế giới khởi nghiệp; TS. Nguyễn Giao Hòa – Viện phó Viện Khởi nghiệp Sáng tạo – Trường Đại học Hoa Sen; Ông Hàng Sấm Nang – Quản lý cao cấp ERP Tập đoàn ILT Corporation.

Về phía Nhà trường có sự hiện diện của PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy - Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Quản trị; ThS. Hà Thị Thanh Mai – Phó trưởng Bộ môn Makerting Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM; ThS. Nguyễn Thanh Khương – Trung tâm CNTT Trường Đại học Luật TP.HCM cùng với các giảng viên của khoa, học viên Cao học và các bạn sinh viên.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thủy – Đại diện Ban Chủ tọa đã chia sẻ về mục tiêu, ý nghĩa và những lợi ích thiết thực của chủ đề hội thảo, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối đối với việc hạn chế quy mô hội thảo do ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19. 

PGS.TS Nguyễn Thị Thủy – Đại diện Ban Chủ tọa phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo được chia làm 2 phiên với 21 bài tham luận của nhiều học giả đến từ trong và ngoài giới nghiên cứu học thuật. Chủ đề của phiên thứ nhất tiệm cận với các vấn đề thực tiễn, bao gồm 2 bài tham luận được trình bày:

_“Doanh nghiệp và Các Starup Khởi nghiệp” – TS. Đỗ Văn Phú – Tổng Giám đốc Bác Sĩ Thương Hiệu và TS. Trần Quý – Phó Chủ tịch Hội Tư vấn KHCN và Quản lý;

_“Từ quản lý đến quản lý dự án sáng tạo” – TS. Nguyễn Giao Hòa – Viện Phó Viện Khởi nghiệp Sáng tạo Trường Đại học Hoa Sen.

TS. Đỗ Văn Phú – Tổng Giám đốc Bác Sĩ Thương Hiệu đại diện nhóm tác giả trình bày bài tham luận đầu tiên

Xuất phát từ tính thực tế của phiên đầu tiên, đã có nhiều ý kiến đóng góp đến từ các vị chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh cũng như một số thắc mắc của các bạn sinh viên như: Sự tiến hóa từ nguyên tắc “SMART” đến “SMARTER” – cần chú trọng hơn đến hai yếu tố sự tham gia của mọi người và mối liên kết; Làm rõ ưu thế của hình thức quản lý dự án mới so với hình thức quản lý truyền thống; Vai trò và sự kết nối của founder và nhà đầu tư;…                                                                                               

ThS. Hà Thị Thanh Mai – Phó trưởng Bộ môn Makerting; Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM trao đổi về nguyên tắc “SMARTER”

Phiên hội thảo thứ hai gồm hai bài tham luận tập trung vào các vấn đề phát sinh trong hệ sinh thái khởi nghiệp, số hóa hệ thống quản lý và hành lang pháp lý hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể như sau:

_ “Phát nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Vĩnh Long đến năm 2025” của ThS. Hoàng Thu Hằng – Trường Đai học Kinh tế TP.HCM;

­_ “Doanh nghiệp số” của TS. Hàng Sấm Nang –  Quản lý cao cấp ERP Tập đoàn ILT Corporation.

ThS. Hoàng Thu Hằng – Trường Đai học Kinh tế TP.HCM trình bày phần tham luận, đồng thời cũng chia sẻ thêm những kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc tại Vĩnh Long

Nhiều kiến nghị mang tính xây dựng đã được đưa ra tại buổi thảo luận thứ hai như: Vận dụng lợi thế công nghệ vào dự án khởi nghiệp sáng tạo; Mục tiêu số hóa doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu; Tăng cường sự kết nối giữa Nhà trường với doanh nghiệp; Nhận định lại khác biệt giữa khởi nghiệp (startup) với khởi sự kinh doanh; Hỗ trợ sinh viên cân bằng giữa việc học và áp lực công việc khi khởi nghiệp; Thiết lập hệ thống và mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho môn học;…

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên – Khoa Quản trị Trường Đại học Luật TP.HCM kết thúc phiên thứ hai với tham luận “Đề xuất đưa môn “Khởi sự kinh doanh” vào trong chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh và Quản tri – Luật tại Trường Đại học Luật TP.HCM”

Trải qua gần 4 giờ làm việc, Hội thảo của Khoa Quản trị với chủ đề “Khởi nghiệp 4.0” đã giúp cho Ban Tổ chức cũng như các vị khách mờ thu thập, tích lũy được nhiều kiến thức quý báu, mang tính thực tiễn cao và vô cùng thiết thực đối với một trong những mục tiêu hàng đầu tại Việt Nam trong thời đại công nghiệp số hiện nay, đó là thúc đẩy phát triển môi trường khởi nghiệp.

Đại diện Khoa Quản trị - PGS.TS Nguyễn Thị Thủy trao thư cám ơn và chụp ảnh lưu niệm cùng với tất cả thành viên Ban Tổ chức cũng như các khách mời

Nội dung: Kiều My

Hình ảnh: Nhã Uyên

Ban Truyền Thông Ulaw

 

 

 

--%>
Top