Sáng ngày 12/05/2025, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức chương trình tập huấn với chuyên đề “Ứng dụng AI hiệu quả, có trách nhiệm” tại hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành.
Về phía khách mời, có sự tham dự của Ông Phan Đức Trung - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA); Ông Trần Việt Hùng - Nguyên chánh Văn phòng - Ban chấp hành Trung ương Đảng - Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Long - Giám đốc Chuyển đổi số viện ABAII; Ông Đỗ Văn Minh - Giám đốc Chuyển đổi số khu vực phía Nam viện ABAII.
Về phía nhà trường, có sự hiện diện của TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng, Trưởng ban Vì sự tiến bộ và bình đẳng giới của Trường; GS.TS. Đỗ Văn Đại- Phó Hiệu trưởng; TS. Lê Thế Tài - Chủ tịch Công đoàn Trường cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị bao gồm: TS. Trần Thăng Long - Trưởng khoa Ngoại ngữ Pháp lý; PGS.TS. Trần Thị Thuỳ Dương – Trưởng Khoa Luật Quốc tế; PGS.TS. Trịnh Quốc Trung – Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học; PGS.TS. Cao Minh Trí- Trửơng khoa Quản trị; TS. Lê Thị Thuý Hương - Trưởng phòng KHCN & HTPT; TS. Phan Anh Tuấn - Trưởng phòng TCNS; TS. Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng Khoa Khoa Cơ bản; TS. Nguyễn Văn Tiến - Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự; TS. Phạm Thái - Phó Trưởng Khoa Luật Hình sự; ThS. Phan Lê Hoàng Toàn – Trưởng phòng HCTH; Ông Đặng Văn Thống - Giám đốc Trung tâm Học liệu; Ths.GVC. Trịnh Anh Nguyên - Viện trưởng Viện Đào tạo, bồi dưỡng; Bà Lê Thị Hoài An - Trưởng phòng TCKT; Ông Đào Quốc Hùng - Giám đốc TT CNTT; TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Luật HCNN; PGS.TS. Lê Huỳnh Tấn Duy - Phó Trưởng Khoa Luật Hình sự; TS. Phan Phương Nam - Phó trưởng Khoa Luật Thương mại; ThS. Nguyễn Tú Anh – Phó Trưởng phòng PT Phòng TTPC, Ông Ngô Kim Hoàng Nguyên - Giám đốc Thư viện và các Trưởng/ Phó Bộ môn, giảng viên, chuyên viên và sinh viên của Trường Đại học Luật TP.HCM được triệu tập.

Toàn cảnh buổi tập huấn “Ứng dụng AI hiệu quả, có trách nhiệm” diễn ra tại hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành
Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong xã hội hiện đại, khẳng định AI đang ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống học thuật, nghề nghiệp và xã hội. Theo TS. Lê Trường Sơn, việc ứng dụng AI hiệu quả không thể tách rời khỏi trách nhiệm ở ba khía cạnh: pháp lý, đạo đức và xã hội. Đồng thời, TS. Lê Trường Sơn cũng nêu rõ mục tiêu của chương trình là giúp đội ngũ lãnh đạo quản lý, giảng viên, chuyên viên và sinh viên hiểu rõ hơn cách thức khai tác công nghệ AI phục vụ công tác quản lý, hành chính văn phòng, giảng dạy, nghiên cứu và học tập đồng thời nâng cao đạo đức khi ứng dụng AI trong môi trường chuyển đổi số gắn với đạo đức nghề nghiệp.

TS. Lê Trường Sơn phát biểu khai mạc chương trình tập huấn
Trong khuôn khổ chương trình, Ông Phan Đức Trung - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) khẳng định Trường Đại học Luật TP.HCM là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên và duy nhất hiện nay mà Hiệp hội Blockchain Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện. Ông Phan Đức Trung cho biết, trong bối cảnh Chính phủ dự kiến đầu tư quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng vào lĩnh vực này trong năm 2026, sự phối hợp giữa Nhà trường và Hiệp hội được kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ, bền vững cho ngành. Tuy nhiên, Ông Phan Đức Trung cũng chỉ rõ những thách thức lớn về mặt pháp lý, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ từ đội ngũ các nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia và các cơ sở đào tạo Luật cũng như Công nghệ để đồng hành xây dựng khung pháp lý phù hợp với tốc độ đổi mới của công nghệ. Ông Phan Đức Trung cũng nhấn mạnh đó cũng là lý do Hiệp hội Blockchain VN ký thoả thuận hợp tác toàn diện (MOU) đầu tiên và duy nhất với Trường Đại học Luật TP.HCM. VBA cũng hy vọng với sự hợp tác chặt chẽ này sẽ là tiền đề để VBA tiếp tục đồng hành với ULAW trong các chương trình tiếp theo một cách hiệu quả mang lại giá trị thực sự cho cả hai bên.

Ông Phan Đức Trung - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) phát biểu tại buổi tập huấn
Tiếp nối chương trình, Ông Nguyễn Đức Long – Giám đốc Chuyển đổi số Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đã mang đến bài trình bày chuyên sâu về “Trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số”, cung cấp góc nhìn toàn diện về sự phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng của AI hiện nay. Ông Nguyễn Đức Long đặc biệt nhấn mạnh tới AI tạo sinh – công nghệ đang là tâm điểm đầu tư toàn cầu trong giai đoạn 2020–2024. Bên cạnh đó, Ông Nguyễn Đức Long cũng chia sẻ những dự báo về sự hợp nhất giữa con người và máy móc thông qua các công nghệ đột phá như chip cấy ghép thần kinh, công nghệ nano và chỉnh sửa gen – mở ra một kỷ nguyên mới cho trí tuệ siêu việt, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức và pháp luật trong việc can thiệp vào bản chất con người. Ông Nguyễn Đức Long nhấn mạnh vai trò ngày càng rõ nét của AI trong lĩnh vực pháp lý, từ hỗ trợ nghiên cứu luật, tự động hóa soạn thảo hợp đồng, đến dự đoán kết quả tranh chấp và đào tạo nhân lực – góp phần đổi mới toàn diện cách thức vận hành của ngành pháp luật. Tuy nhiên, việc ứng dụng AI của con người cần có đạo đức và trách nhiệm ngay từ việc từ bỏ thói quen nhỏ ví dụ: sử dụng AI chỉ để vui, hỏi câu hỏi không phục vụ mục đích công việc cần thiết thì cân nhắc vì việc sử dụng AI cũng sẽ có mặt trái là tăng lượng phát thải CO2 làm ảnh hưởng môi trường. Do vậy, bên cạnh việc tập huấn kiến thức, ứng dụng AI phải song hành với việc đảm bảo đạo đức, trách nhiệm trong sử dụng.

Ông Nguyễn Đức Long - Giám đốc chuyển đổi số Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII chia sẻ về “Trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số”
Ở phần tiếp theo, Ông Đỗ Văn Minh - Giám đốc Chuyển đổi số khu vực phía Nam viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII tập trung vào hướng dẫn thực hành ứng dụng AI, kết hợp trình bày lý thuyết với minh họa thực tiễn. Ông Đỗ Văn Minh nhấn mạnh rằng con người vẫn giữ vai trò trung tâm trong việc tiếp nhận, kiểm chứng và điều chỉnh thông tin từ AI. Theo Ông Đỗ Văn Minh, để làm chủ công nghệ này, người sử dụng cần tuân thủ một quy trình làm việc có cấu trúc. Ông Đỗ Văn Minh đã giới thiệu một khung làm việc cốt lõi gồm bốn bước: Prompt (đặt câu lệnh) – Chat (tương tác) – Tool (sử dụng công cụ phù hợp) – Flow (xây dựng quy trình làm việc). Mô hình này được xem như một công cụ hữu hiệu để tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả khi ứng dụng AI vào thực tiễn. Bên cạnh đó Ông Đỗ Văn Minh cũng đã hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Ai tra cứu Luật do VBA & ABAII tặng miễn phí, đồng thời hướng dẫn cách lựa chọn ứng dụng các loại AI vào các mục đích khác nhau trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của từng loại AI và đảm bảo sử dụng văn minh, có đạo đức, trách nhiệm.

Ông Đỗ Văn Minh - Giám đốc Chuyển đổi số khu vực phía Nam viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII hướng dẫn cách thức tiếp cận và sử dụng AI hiệu quả
Phát biểu bế mạc chương trình, TS. Lê Trường Sơn một lần nữa khẳng định giá trị thiết thực của những kiến thức được chia sẻ, góp phần định hướng và hỗ trợ giảng viên, cán bộ, sinh viên Nhà trường tiếp cận và khai thác AI một cách đúng đắn, hiệu quả và có trách nhiệm. TS. Lê Trường Sơn cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện ABAII vì sự đồng hành trong việc lan tỏa tri thức công nghệ và nâng cao kỹ năng thực tiễn cho cộng đồng học thuật Trường Đại học Luật TP.HCM. Đồng thời Hiệu trưởng Lê Trường Sơn cũng kỳ vọng VBA & ABAII tiếp tục đồng hành hợp tác với Nhà trường trong các chương trình tiếp theo được triển khai có trách nhiệm và hiệu quả.

TS. Lê Trường Sơn phát biểu bế mạc chương trình tập huấn

TS. Lê Trường Sơn trao thư cảm ơn cho Ông Phan Đức Trung

Hiệu trưởng Lê Trường Sơn tặng hoa và quà lưu niệm cho đại diện lãnh đạo và các giảng viên của VBA & ABAII

Đại diện lãnh đạo VBA, ABAII cùng chụp hình lưu niệm với đại diện lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của Trường


Trước và sau chương trình Tập huấn đại diện lãnh đạo của ULAW và VBA, ABAII cùng trò chuyện, thưởng thức trà và cà phê tại ULAW Topview.
Nội dung: Tường Vy
Hình ảnh: Thanh Hoàng, Bảo Trâm
Ban Truyền thông Ulaw