Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Thực tiễn đánh bắt cá tại các vùng có tranh chấp và khả năng áp dụng tại biển Đông”

Thực tiễn đánh bắt cá tại các vùng có tranh chấp đang ngày càng căng thẳng. Điều này một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình hình biển Đông cùng với việc áp dụng những quy định của Công ước về Luật biển năm 1982.


Chiều ngày 24/04/2018, tại phòng A905 cơ sở Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức buổi Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Thực tiễn đánh bắt cá tại các vùng có tranh chấp và thực tiên áp dụng tại biển Đông”. Đây là một đề tài mang tính thực tế cao, ý nghĩa lớn về chính trị, pháp lý và thời sự.


Hội đồng nghiệm thu uy tín của Trường Đại học Luật TP.HCM


Buổi nghiệm thu có sự tham gia của Hội đồng giám khảo uy tín: PGS.TS. Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM, TS. Trần Thăng Long – Trưởng khoa Ngoại ngữ pháp lý, ThS. Trần Phú Vinh và ThS. Hà Thị Hạnh - Giảng viên Khoa Luật Quốc tế Trường. Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực tiễn đánh bắt cá tại các vùng có tranh chấp và thực tiễn áp dụng tại biển Đông” do TS. Ngô Hữu Phước – Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế chịu trách nhiệm chính.


TS.Ngô Hữu Phước bảo vệ đề tài


Đề tài làm rõ rất nhiều điểm quan trọng trong việc áp dụng Công ước về Luật biển năm 1982 chống lại lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông và được Hội đồng đánh giá cao về mặt ý tưởng, chuyên môn cũng như tính thực tế có thể đưa vào thực tiễn áp dụng.

TS. Ngô Hữu Phước cùng cộng sự đã làm việc nghiêm túc suốt nhiều tháng nên sự thành công của đề tài là hoàn toàn xứng đáng.


Bài viết và hình ảnh: Mai Hương

Ban Truyền thông ULAW


 

--%>
Top