Toạ đàm "Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 và định hướng áp dụng"

Nhằm tạo diễn đàn traođổi pháp lý giữa các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Nhà trườngđồng thời lan toả, kết nối với công tác thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính những nội dung mới, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020, Khoa Luật Hành chính – Nhà nước đã tổ chức Toạ đàm khoa học với chủ đề "Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 và định hướng áp dụng" vào lúc 13h30 ngày 28/12/2021 tại Phòng họp A.905 cơ sở Nguyễn Tất Thành kết hợp với hình thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom.

Tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nguyên Trưởng Khoa Luật Hành chính – Nhà nước; ThS. Nguyễn Văn Trí – Phó trưởng khoa phục trách Khoa Luật Hành chính – Nhà nước; PGS.TS. Đỗ Minh Khôi – Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học, Trưởng Bộ môn Lý luận Nhà nước – Pháp luậtThS. Trần Thị Thu Hà – Phó Trưởng Bộ môn phụ trách bộ môn Luật Hành chính;TS. Lê Việt Sơn – Phó trưởng bộ môn phụ trách bộ môn Tố tụng hành chínhThS. Dương Hồng Thị Phi Phi  Phó trưởng bộ môn phụ trách bộ môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật cùng các giảng viên, học viên, sinh viên của Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP.HCM.

Về phía khách mời, đến tham dự trực tiếp có TS. Thái Thị Tuyết Dung, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng bộ môn Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật TP.HCM.

Tham dự thông qua nền tảng Zoom, Toạ đàm hân hạnh đón tiếp các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước ở địa phương, trực tiếp thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, gồm có đồng chí Tô Thành Phương, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, đồng chí Trần Minh Mẫn – Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, đồng chí Lý Thành Đông – Trưởng phòng Tư pháp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, đồng chí Đặng Huỳnh Minh Ngọc, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, đồng chí Nguyễn Chí Vững – Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, đồng chí Trung tá Huỳnh Kim Thiện Phó Đội trưởng Đội tham mưu Công an tỉnh Phú Yên.

Mở đầu buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Luật TP. HCM thay mặt Ban Tổ chức đã phát biểu khai mạc, đồng thời khẳng định tọa đàm được tổ chức trên tinh thần thẳng thắn, cầu thị và mong muốn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý đại biểu tham dự nhằm tìm hiểu những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tiếp đó, ThS. Trần Thị Thu Hà – Phó Trưởng Bộ môn phụ trách bộ môn Luật Hành chính trình bày ngắn gọn về những điểm mới về thẩm quyền xử phạt theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm Hành chính năm 2020. ThS. Hà đã đề cập đến một số ưu điểm của việc bổ sung những điểm mới trong Luật xử lý vi phạm Hành chính năm 2020; đồng thời nêu ra những vấn đề còn tồn đọng và chưa thật sự khả thi trong quá trình áp dụng để các đại biểu tham dự có thể bàn luận và đóng góp ý kiến.

Buổi tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại phòng họp A.905 Trường Đại học Luật TP.HCM kết hợp trực tuyến thông qua phòng họp Zoom

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp phát biểu khai mạc buổi tọa đàm khoa học

ThS. Nguyễn Văn Trí nhấn mạnh tầm quan trọng của tọa đàm nhằm làm rõ những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Trong phần trình này tham luận “Những điểm mới về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020”, TS. Cao Vũ Minh đặc biệt nhấn mạnh về những khó khăn và thiếu sót trong những quy định liên quan đến lập biên bản; từ đó đưa ra một số đánh giá và góp ý nhằm hướng đến những sự thay đổi tích cực, cụ thể phù hợp với thực tiễn đối với việc lập biên bản.

TS. Cao Vũ Minh trình bày những điểm khác biệt về việc lập biên bản trong Luật Xử lý vi phạm hành chính

ThS. Nguyễn Nhật Khanh trình bày về những khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thiện Trí đã đưa ra một số phân tích về những hành vi vi phạm hành chính ở các độ tuổi và nhiều mức độ khác nhau với bài tham luận “Các điểm mới liên quan đến các đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính”. Trong đó, nổi bật là đối tượng ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình và đối tượng sử dụng ma tuý

Buổi tọa đàm thảo luận sôi nổi, kết hợp nhiều ý kiến ở tại phòng họp và cả các đầu cầu trên nền tảng trực tuyến

Với nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia, giảng viên, đại diện các cơ quan, các đơn vị trường đại học trên cả nước, buổi tọa đàm đã tập trung trao đổi, phân tích những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm Hành chính sửa đổi, những bất cập còn tồn đọng trong thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, biện pháp xử lý hành chính, nguyên tắc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính… và nhiều nội dung khác liên quan đến điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Sau hơn 03 giờ thảo luận sôi nổi, nhiều quan điểm, ý kiến khoa học, thực tiễn đã được trình bày, ghi nhận tại Tọa đàm, tạo sự kết nối giữa lý luận và thực tiễn nhằm góp phần bảo đảm nhận thức đúng và đủ về Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm cùng chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu bế mạc Tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Luật TP. HCM thay mặt Ban Tổ chức Tọa đàm trân trọng cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến phát biểu chân thành, cởi mở và đầy tâm huyết của các đại biểu tham dự đối với chủ đề của Tọa đàm, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các chuyên gia trong những Tọa đàm tiếp theo.

 

Nội dung: Ngọc Minh, Thùy Linh

Hình ảnh: Thảo Uyên, Ngọc Thắng

Ban Truyền thông Ulaw

--%>
Top