Tổng hợp nội dung Hiệu trưởng trả lời câu hỏi đối thoại giữa sinh viên hệ chính quy với Hiệu trưởng, năm 2018)


    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2018


TỔNG HỢP NỘI DUNG HIỆU TRƯỞNG TRẢ LỜI CÂU HỎI

ĐỐI THOẠI GIỮA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY VỚI HIỆU TRƯỞNG, NĂM 2018

 

Stt

 

 

LỚP

 

 

CÂU HỎI

 

 

TRẢ LỜI

 

 

1. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

 

 

CLC (QTL) 42

 

 

Đề xuất, nếu khối lượng công việc tại Phòng Đào tạo quá lớn (cụ thể là việc tiếp sinh viên), có thể cho sinh viên tình nguyện phụ trách việc tiếp nhận các thắc mắc, vấn đề của sinh viên. Cụ thể là trường hợp có 1 bạn sinh viên khiếu nại điểm môn bơi nhưng phòng yêu cầu sinh viên tự đi giải quyết với hồ bơi. Khi sinh viên trao đổi với hồ bơi thì phía hồ nói đã đưa bảng điểm gốc về Phòng Đào tạo và cần lấy bảng điểm gốc từ Phòng. Sinh viên lên Phòng Đào tạo xin photo bảng điểm gốc thì đại diện phòng phàn nàn việc sinh viên hỏi xin. Khi đã lấy bảng điểm gốc ra thì cả hồ bơi lẫn phòng đều không thể giải thích tại sao chữ ký khi đi thi của sinh viên cũng như điểm số giáo viên đã bị xóa bằng bút xóa. Phía hồ bơi yêu cầu sinh viên làm đơn xin thi lại và đi thi lại để nộp lên Phòng Đào tạo. Sinh viên thực hiện và khi mang đơn xin cũng như điểm số mới lên Phòng Đào tạo thì phòng nói không nhận điểm từ sinh viên, yêu cầu mang sang văn phòng khoa rồi từ đó mới chuyển lên Phòng Đào tạo. Chỉ khi sinh viên nói được hồ bơi hướng dẫn đưa về Phòng Đào tạo thì phòng mới chịu nhận điểm từ sinh viên → Cách làm việc của Phòng khá phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên.

 

 

Vấn đề sinh viên đề nghị cần cho sinh viên tình nguyện phụ trách việc tiếp nhận các thắc mắc nhằm giảm tải công việc của Phòng Đào tạo, việc này không khả thi. Bởi lẽ, việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu/đề nghị của sinh viên tại Phòng Đào tạo và các công viên liên quan đến các công việc do Phòng Đào tạo phụ trách thuộc chức năng, nhiệm vụ theo phân công của Nhà trường. Do đó, trong trường hợp cụ thể nếu sinh viên thấy không hài lòng về thái độ của thầy/cô trực tiếp tiếp nhận hoặc xử lý công việc liên quan đến cá nhân mình, sinh viên có thể trực tiếp phản ánh vấn đề này đến Lãnh đạo Phòng Đào tạo để được giải quyết đúng theo quy định. Mặt khác, theo quy định, Phòng Đào tạo chỉ tiếp nhận bảng điểm hoặc đề nghị sửa đổi/bổ sung điểm trực tiếp từ giảng viên tham gia giảng dạy, chấm thi kết thúc học phần hoặc từ trợ lý khoa chứ không tiếp nhận bảng điểm hoặc xác nhận điểm do giảng viên xác nhận đưa cho sinh viên mang đến.

 

 

DS39

 

 

Đề nghị bỏ chuyên đề thực tập (không cần thiết, nặng so với 2 tín chỉ thực tập)

 

 

Theo quy định, những sinh viên không đủ điều kiện được làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa thì phải đi thực tập để hoàn thành khóa học, trong quá trình thực tập sinh viên phải làm Báo cáo thực tập cuối khóa, với khối lượng kiến thức được đánh giá là 2 tín chỉ. Đây là yêu cầu bắt buộc theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường để sinh viên hoàn thành chương trình học.

 

 

DS40A1

 

 

Khi học phần tự chọn của lớp bị hủy, phải đăng ký môn học đó tại lớp khác nhưng lớp đó lại trùng lịch với học phần bắt buộc- đề xuất: xếp thời gian học tự chọn riêng với thời gian bắt buộc để tránh trùng lịch.

 

 

Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy, Nhà trường đã tính toán về mặt thời gian để sắp xếp lịch học các học phần bắt buộc và học phần tự chọn không bị trùng nhau (đối với 1 lớp). Do đó, nếu sau khi đăng ký học phần tự chọn mà học phần đó bị hủy, phải chuyển sang học phần khác thay thế (bị trùng lịch với học phần bắt buộc) thì đề nghị sinh viên hoặc Ban Cán sự lớp phản ánh lại Phòng Đào tạo để được giải quyết.

 

 

DS42A

 

 

Trường có tổ chức thi Toeic với 4 kỹ năng không? Cần có thông báo sớm để sinh viên biết sắp xếp học tập cho kịp

 

 

Việc tổ chức thi TOEIC được Nhà trường phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức tại trường từ năm 2012 đến nay. Hiện nay hình thức tổ chức kiểm tra tiếng Anh theo chuẩn TOEIC quốc tế chưa có gì thay đổi. Nếu có thay đổi, IIG Việt Nam phải thông tin cho Nhà trường và Nhà trường sẽ công bố công khai cho sinh viên biết.

 

 

DS42A

 

 

Ở một số trường đại học khác có mở thêm một lớp kỹ sư tài năng với khoảng 20 sinh viên để có thể đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt cho những sinh viên trong đó, vậy tại sao trường ta không mở một lớp sinh viên tài năng hay luật sư tài năng như vậy, ngoài các lớp CLC hiện nay?

 

 

Hiện tại Nhà trường chỉ tổ chức đào tạo theo 2 nhóm chương trình (đào tạo đại trà và đào tạo chất lượng cao), không đào tạo nghề nghiệp và chức danh nghề nghiệp cụ thể (đào tạo luật sư tài năng). Đây là sứ mệnh của các cơ sở đào tạo khác có chức năng, nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ mang tính chất nghề nghiệp như: Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án, Trường Đại học Kiểm sát,….

 

 

DS40B1

 

 

Lịch học và lịch thi có những môn đã kết thúc nhưng 2 tháng sau mới thi, ảnh hưởng kết quả thi.

 

 

Theo quy định, cuối mỗi học kỳ, Nhà trường chỉ tổ chức 01 (một) kỳ thi. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, cứ 2/3 (hai phần ba) ngày cho 01 (một) tín chỉ. Do đó, tùy vào tình hình thực tế mỗi học kỳ Nhà trường sẽ bố trí kế hoạch giảng dạy và kế hoạch tổ chức kỳ thi kết thúc học phần phù hợp với quỹ thời gian của học kỳ.

 

 

HC42B

 

 

Mong muốn Nhà trường có thể công bố điểm sớm hơn để các bạn có thể làm đơn phúc khảo. Cụ thể là Nhà trường nên có quy định chưa rõ thời gian công bố điểm kể từ lúc kết thúc thi là 30 ngày.

 

 

Tiếp thu, thời hạn công bố điểm giữa kỳ (30%) và điểm thi kết thúc học phần (70%) đối với sinh viên hệ đào tạo chính quy đã được Nhà trường xác định cụ thể trong Quy chế đào tạo và Quy định về công tác tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần.

 

 

QT40

 

 

1. Áp dụng quy chế thực tập mới cho K40.

2. Cho sinh viên đăng ký học hè để tốt nghiệp sớm.

 

 

1. Không tiếp thu, vấn đề sinh viên đề nghị không rõ nghĩa và không cụ thể.

2. Nhà trường đã xây dựng lại chương trình đào tạo chi tiết theo từng học kỳ. Theo đó, chương trình đào tạo của Khóa 40 dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 6/2019 (trừ ngành Quản trị  - Luật). Sinh viên quan tâm cần theo dõi kế hoạch tổ chức học kỳ hè hàng năm để đăng ký học theo nguyện vọng trong thời hạn quy định (học lại hoặc học cải thiện điểm). Nếu sinh viên có nguyện vọng học vượt thì làm đơn đề nghị đăng ký học, trong đó xác định rõ học phần dự định đăng ký và nộp về Phòng Đào tạo để được xem xét, giải quyết theo nguyện vọng.

 

 

QT41

 

 

Thời gian có điểm thi muộn nhưng thời gian mở lớp cải thiện quá ngắn

 

 

Theo kế hoạch, mỗi học kỳ sinh viên có thời gian 6 tuần để đăng ký và đóng học phí học lại hoặc học cải thiện điểm, đây là khoảng thời gian phù hợp. Do đó, sau khi biết điểm học phần (khoảng 30 ngày sau khi thi kết thúc học phần) nếu sinh viên thuộc đối tượng phải học lại hoặc được học cải thiện điểm, thì sinh viên cần chủ động đi học ngay từ đầu và thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản cá nhân, liên hệ đóng học phí theo đúng thời gian quy định. Trong quá trình đăng ký, nếu gặp khó khăn về kỹ thuật, đề nghị sinh viên gọi điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp Phòng Đào tạo để được hướng dẫn, trợ giúp đăng ký trong thời gian quy định.

 

 

QTKD41

 

 

Cập nhật điểm giữa kì, cuối kì sớm hơn để các bạn nắm được tình hình điểm số của mình để nỗ lực, phấn đấu.

 

 

Tiếp thu, tuy nhiên Nhà trường lưu ý: việc công bố điểm giữa kỳ đã được quy định trong Quy chế đào tạo và quy định về công tác tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần. Do vậy, sinh viên cần đọc và chủ động đề nghị giảng viên phụ trách học phần công bố điểm trong thời gian quy định. Trường hợp giảng viên không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo thời gian đề nghị sinh viên phản ánh Phòng Đào tạo để được xem xét, giải quyết.

 

 

QTL39.2

 

 

Nhà trường có thể cấp thêm bản sao Bằng Đại học khi tốt nghiệp không?

 

 

Sinh viên liên hệ đăng ký trực tiếp tại Phòng Đào tạo để được cấp theo nhu cầu.

 

 

QTL42.2

 

 

  • 1. Muốn chuyển môn giáo dục thể chất từ bơi sang môn khác được không?

     

     

  • 2.Thời khóa biểu lớp QTL42.2 thiếu sinh hoạt lớp

     

     

  • 3. Học quốc phòng ở ngoại trú có được hay không?

     

     

4. Đề nghị Phòng đào tạo cho lớp QTL42.2 hiện nay có 158 sinh viên học phòng E. 403 có phòng học lớn hơn được hay không?

 

 

1. Thực hiện Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng mới chương trình môn học Giáo dục thể chất, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2016. Theo đó, học phần Giáo dục thể chất có nội dung giảng dạy là bơi lội và khối lượng kiến thức mà sinh viên cần tích lũy là 3 tín chỉ.

Những trường hợp đặc biệt do tình hình sức khỏe không đảm bảo hoặc không thể có điều kiện để học và hoàn thành chương trình bơi bội theo quy định, trong thời gian tới Nhà trường sẽ xem xét bố trí học phần thay thế.

2. Lịch sinh hoạt lớp của sinh viên đã được Nhà trường bố trí và đăng tải công khai tại: https://daotao.hcmulaw.edu.vn, trong đó có bố trí lịch sinh hoạt cụ thể của cố vấn học tập với lớp phụ trách. Hiệu trưởng đã chỉ đạo Phòng Đào tạo rà soát, kiểm tra lại việc xếp lịch này. Ban cán sự lớp vui lòng liên hệ với Phòng Đào tạo để được hướng dẫn giải quyết.

3. Việc học Giáo dục Quốc phòng - An Ninh, sinh viên được quyền đăng ký ở nội trú hoặc ngoại trú tùy theo điều kiện và nhu cầu cá nhân.   Tuy nhiên, trong quá trình học tập phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của Trung tâm.

4. Tiếp thu và đã chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng Quản trị - Thiết bị xem xét, giải quyết trong học kỳ tới.

 

 

TM40A3

 

 

Đề nghị cho sinh viên có giấy xác nhận (đã đóng tiền học) thì sẽ được vào phòng thi, không cần đợi đến khi có tên trong danh sách phòng thi.

 

 

Theo quy định, chỉ có những sinh viên có tên trong danh sách dự thi mới được vào phòng thi. Do đó, trường hợp sinh viên đóng học phí không đúng thời gian quy định sẽ không được dự thi, để được dự thi (sau khi hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí) đề nghị sinh viên làm đơn gửi Phòng Đào tạo đề nghị xem xét được dự thi theo kế hoạch (kèm theo bản photocopy biên lai đóng học phí) trước ngày thi vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ những ngày nghỉ, lễ theo quy định).

 

 

TM42B2

 

 

Nhà trường có thể sắp xếp lịch thi học kì hoàn thành trước lịch học quân sự để thuận tiện cho sinh viên ôn tập và thi học kỳ.

 

 

Việc bố trí lịch thi như hiện nay là phù hợp nhằm đảm bảo cho sinh viên vừa có thời gian ôn tập đồng thời đảm bảo thời gian nghỉ hè theo quy định.

 

 

DS40B2

 

 

Thái độ của giảng viên ở phòng đào tạo (cô Trịnh Thị Hằng)

 

 

Về thái độ tiếp và giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên nói chung, Hiệu trưởng luôn quán triệt không chỉ Phòng Đào tạo mà là tất cả các đơn vị trong trường luôn nâng cao tinh thần phục vụ, hỗ trợ người học, xem việc đem lại sự hài lòng cho sinh viên là một trong những thước đo cho hiệu quả giải quyết công việc. Vì vậy, trong trường hợp tương tự, nếu sinh viên thấy không hài lòng về thái độ của thầy/cô trực tiếp tiếp nhận hoặc xử lý công việc liên quan đến bản thân, sinh viên có thể trực tiếp phản ánh ngay vấn đề này đến Lãnh đạo đơn vị để được giải quyết đúng theo quy định, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của đơn vị.

Hiệu trưởng đã chỉ đạo Lãnh đạo Phòng Đào tạo kiểm tra, có những giải pháp để chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người học.

 

 

DS40B1

 

 

Môn Luật Tố tụng Hình sự nhiều giảng viên giảng dạy, sinh viên khó tổng hợp kiến thức, gây mất phương hướng cho sinh viên.

 

 

Qua tìm hiểu, Hiệu trưởng nhận thấy rằng, do một số giảng viên trong Bộ môn Luật Tố tụng Hình sự (Khoa Luật Hình sự) chưa thông qua toàn bộ chương trình giảng dạy nên ít nhất mỗi lớp sẽ có 02 giảng viên phụ trách (giảng viên 1: từ bài 1-4; giảng viên 2: bài 5-11) tương ứng với 02 học phần trước đây.

Lớp DS40B có 04 giảng viên giảng dạy (thầy Minh, cô Thảo, cô Mai, cô Quyên). Do cô Quyên trùng lịch giảng với lớp TNK11B nên thay bằng cô Thảo. Trường hợp cô Mai là do mới thông qua được 02 bài nên phân công giảng kèm để làm quen và có thêm kinh nghiệm. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi tất cả giảng viên của Bộ môn thông qua được toàn bộ chương trình giảng dạy.

Hiệu trưởng cũng đã yêu cầu Lãnh đạo Khoa Luật Hình sự tìm giải pháp, bố trí giảng viên giảng dạy hợp lý hơn để giảm thiểu tình trạng trên.

 

 

DS42A

 

 

Xem xét lại việc sắp xếp môn học Công pháp quốc tế cho sinh viên năm nhất.

 

 

Câu hỏi không rõ nội dung là sắp xếp lại theo cách nào. Ban cán sự lớp có thể liên hệ Phòng Đào tạo trình bày cụ thể để được hướng dẫn, giải quyết.

 

 

HC41

 

 

Một số môn học thuộc khoa Quốc tế (Tư pháp, Công pháp Quốc tế quá nhiều giáo viên dạy dẫn đến việc SV khó tiếp thu (Công pháp lên đến 7 – 8 Giảng viên phụ trách

Cụ thể: có cô Phượng An, cô Vân Huyền, cô Mai Hạnh, cô Hồng Ân, thầy Phước, Thầy Minh Nhật, thầy Long đã thay phiên nhau dạy Công pháp quốc tế của lớp trong học kì trước)

 

 

Sau khi tìm hiểu, Hiệu trưởng Nhà trường thấy rằng, phản ảnh của sinh viên về việc giảng dạy môn Công pháp Quốc tế  và môn Tư pháp Quốc tế như trên là đúng sự thật và được lãnh đạo Khoa Luật Quốc tế phản hồi như sau:

1. Theo phân công của bộ môn Công pháp Quốc tế, học kỳ 1 năm học 2017-2018, Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền và Ths. Nguyễn Phượng An phụ trách giảng và thảo luận môn Công pháp Quốc tế lớp HC41. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2017, Ths. Nguyễn Phượng An đi thực tập tại Thuỵ Sỹ 03 tháng nên Bộ môn phải bố trí Ts. Ngô Hữu Phước và Ths. Hà Thị Hạnh giảng thay Ths. Nguyễn Phượng An. Trong quá trình đó, do phải nhiều lần đột xuất đưa cha đi bệnh viện (ông đã mất vào tháng 3/2018) nên Ths. Hà Thị Hạnh đã nhờ Thầy Lê Minh Nhựt và Cô Chung Lê Hồng Ân thảo luận 02 ca. Đồng thời, do gặp sự cố về giao thông nên Ths Nguyễn Thị Vân Huyền đã nhờ Ts. Trần Thăng Long thảo luận 01 ca. Chính vì vậy đã dẫn việc có 07 giáo viên tham gia giảng môn Công pháp Quốc tế lớp HC K41. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 03 giảng viên giảng chính là Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền, Ths. Hà Thị Hạnh và Ts. Ngô Hữu Phước.

2. Trên thực tế, Bộ môn Tư pháp quốc tế đã phân công 3 giảng viên giảng lý thuyết môn Tư pháp quốc tế lớp HCK41 gồm: Ts. Đỗ Mai Hạnh, Ts. Phan Ngọc Tâm và Ths. Phùng Hồng Thanh và 02 giảng viên thảo luận là Thầy Võ Hưng Đạt và Cô Nguyễn Thị Kim Duyên.

Lãnh đạo khoa Luật Quốc tế cho rằng, việc phân công 02 giảng viên trẻ (Thầy Võ Hưng Đạt và Cô Nguyễn Thị Kim Duyên) tham gia thảo luận những bài/phần/nội dung đã được khoa và bộ môn thông qua để tích luỹ kinh nghiệm cho việc giảng dạy lý thuyết sau khi hoàn thành chương trình cao học là cần thiết.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng Nhà trường vẫn yêu cầu Lãnh đạo Khoa Luật Quốc tế nghiên cứu và có sự bố trí hợp lý số lượng giảng viên tham gia giảng dạy tại các lớp để đạt hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp thu kiến thức của môn học.

 

 

CLC41E

 

 

1. Trong quá trình học, lớp nhận thấy môn Luật thuế mặc dù số lượng giảng viên tham gia giảng dạy là 2 cô. Tuy nhiên, 2 cô lại giảng xen kẽ nhau, có sự thay đổi khá thường xuyên, với hai phong cách giảng dạy hoàn toàn khác nhau và không trao đổi với nhau về việc đã dạy đến đâu, dẫn đến tình trạng hay giảng lại nội dung đã được cô dạy buổi trước đề cập và khiến lớp phải mất thời gian thích ứng với cách dạy khác nhau vì việc thay đổi xen kẽ này. Do đó, lớp kiến nghị nên khắc phục tình trạng này.

2. Trong số các tài liệu học tập được phát, có một số tài liệu học tập quá sơ sài, chỉ toàn đề mục (như môn Luật Cạnh tranh...) và phát khá trễ (hầu hết thường được phát khi lớp đã học được 2 tuần rồi). Trong đó, vấn đề tài liệu học tập được phát trễ không phải là vấn đề mới, đã được nêu khá nhiều, nhưng hiện nay vẫn chưa được khắc phục. Lớp hy vọng trong tương lai, sẽ có sự thay đổi tích cực, để góp phần giúp chúng em có thể được tiếp cận tài liệu sớm ngay từ khi bắt đầu môn học, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc học.

 

 

1. Không chỉ sinh viên mà bản thân giảng viên cũng rất muốn giảng trọn  môn học cho 01 lớp, nhưng lịch giảng dạy của trường, lịch công tác của mỗi cá nhân trong điều kiện áp dụng phương thức học chế tín chỉ không thể đáp ứng nguyện vọng này.

- Phong cách giảng của các giảng viên  khác nhau sẽ khác nhau là bình thường.

- Xác nhận việc giảng viên buổi sau có nhắc lại/ giảng lại sơ lược nội dung của buổi học trước. Gỉang viên sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, trao đổi, phối hợp với nhau để không xảy ra trường hợp giảng viên giảng buổi sau nhắc lại kiến thức đã học buổi trước.

2. Qua tìm hiểu, được biết Khoa Luật Thương mại nộp Tài liệu học tập Môn Luật Cạnh tranh cho Ban Điều hành các Chương trình Đào tạo đặc biệt đúng hạn theo quy định chung.

- Tài liệu môn học Luật cạnh tranh đã được Khoa luật Thương mại tổ chức duyệt trước khi nộp cho Ban điều hành và  có đủ các nội dung theo yêu cầu.

-  Mức độ chi tiết của tài liệu: Do môn học Luật cạnh tranh chỉ có 01 tín chỉ nên file Powerpoint có 75 slide là phù hợp.  Mỗi slide ngoài đề mục còn có các ý chính.

Trong tài liệu có 8 bài tập, không nhiều so với yêu cầu. Tuy nhiên, Hiệu trưởng vẫn yêu cầu các giảng viên giảng dạy Bộ môn sẽ tăng số bài tập nhiều hơn.

 

 

2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

 

QTKD41

 

 

Nên có các chương trình đào tạo liên kết nước ngoài cho sinh viên Khoa Quản Trị.

 

 

Hiện nay, nhà trường đang tiến hành xây dựng chương trình liên kết 2+2( bậc cử nhân) cho ngành Quản trị kinh doanh với Trường Đại học Macquire (Úc).  Hai trường đang ở giai đoạn thống nhất các môn học để xây dựng khung chương trình học chuẩn; Trường Đại học Luật Tp.HCM đã hoàn tất công đoạn dịch tài liệu các môn học sang tiếng Anh và đã gửi tài liệu cho trường Macquire. Trường Đại học Macquire (Úc) là một trong những trường Đại học nổi tiếng và xếp hạng thứ 101 trên thế giới trong công tác đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, ngoài ra cử nhân của chương trình này sẽ được cấp bằng bởi trường Đại học Macquire; do đó, trường cần thời gian để xem xét và chọn lọc kỹ lưỡng các môn học trước khi đưa vào khung chương trình chung. Quá trình triển khai các dự án liên kết thường chiếm thời gian từ 1-2 năm. Tuy nhiên hai trường đều đánh giá rất cao về mức độ khả thi và tính triển vọng của chương trình liên kết này.

 

 

3. CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

 

TM40A2

 

 

Cải thiện cơ sở vật chất phòng thi Toeic (chất lượng âm thanh chưa tốt, còn nhiều tiếng ồn).

 

 

Cơ sở vật chất của Nhà trường hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật âm thanh theo yêu cầu của IIG Việt Nam để tổ chức thi TOEIC (có văn bản kết luận của Đoàn thanh tra kỹ thuật của IIG Việt Nam).

 

 

QTL42.2

 

 

Tại sao không có hệ thống máy tính để sinh viên truy cập internet để tra cứu tài liệu học tập, trong khi hầu hết các trường đại học khác đều có?

 

 

Tại Trung tâm Thông tin - Thư viện ở cả 2 cơ sở Nguyễn tất Thành và Bình triệu, Nhà trường đã trang bị hệ thống máy tính đồng bộ, nối mạng Internet tốc độ cao để phục vụ sinh viên miễn phí truy cập tra cứu tài liệu học tập. Sinh viên có thể đến Trung tâm Thông tin - Thư viện để được phục vụ.

 

 

CLC39(QTL)

 

 

    Ngay chỗ cổng phụ góc tay trái của trường (đi từ trong trường ra) dưới chân cầu Khánh Hội, các bác lao công thường xả nước (có xà phòng) từ trong vòi ra ngoài làm nước chảy lênh láng từ trong trường ra ngoài. Rác thải đôi khi cũng ứ đọng tại vị trí đó. Kết quả là tại vị trí này hình thành một lỗ sình bốc mùi lên gây cảm giác rất khó chịu cho sinh viên mỗi khi đi qua và gây ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như hình ảnh của trường. Kinh mong Ban Giám hiệu có giải pháp kịp thời để khắc phục vấn đề.

 

 

    Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị nhanh chóng khắc phục

 

 

DS42A

 

 

1.Trường nên cho phép giữ xe (cơ sở Bình Triệu) theo tháng để có thể tiết kiệm cho sinh viên.

2.Trường nên mở cổng phụ (cơ sở Bình Triệu) phía sau vào giờ ăn trưa để sinh viên có thể tiện cho việc đi lại, không phải đi vòng bên ngoài lúc trời trưa nắng.

 

 

1. Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị làm việc với đơn vị giữ xe về đề xuất này.

2. Việc đóng, mở các cổng trường tại cơ sở Bình Triệu đã được quy định thời gian cụ thể để đảm bảo việc kiểm soát tình hình an ninh trật tự chung cho toàn trường.   

 

 

DS40B1

 

 

Loa, mic phòng B304 (NTT) đã phản ánh nhiều lần với phòng Quản trị - Thiết bị nhưng vẫn không được giải quyết từ năm nhất đến giờ, mặc dù đã gửi cả văn bản.

 

 

Phòng Quản trị - Thiết bị đã thay mới toàn bộ hệ thống từ tháng 05/2017. Qua kiểm tra thực tế, Phòng Quản trị - Thiết bị hiện hệ thống đang hoạt động tốt. Nếu còn các vấn đề phát sinh, đề nghị Lớp trưởng liên hệ Phòng Quản trị - Thiết bị để được hướng dẫn sử dụng và giải quyết.

 

 

DS40B2

 

 

Thái độ của cô lao công ở dãy B lầu 2, 3 là không tốt

 

 

Đề nghị sinh viên phản ánh cụ thể tên của nhân viên vệ sinh để có những điều chỉnh cần thiết . Tuy nhiên, Hiệu trưởng đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị yêu cầu đơn vị dịch vụ vệ sinh chấn chỉnh thái độ phục vụ của nhân viên.

 

 

HS40

TM41.3

 

 

Sinh viên cần bố trí thêm phòng học để nghỉ trưa/học thảo luận nhóm

 

 

Hiện nay tại cơ sở Nguyễn Tất Thành, nhà trường đang mở cửa phục vụ nhu cầu nghỉ giải lao vào buổi trưa của sinh viên tại  5 giảng đường: B.105, B.106, B.107, B.203, C.107. Tùy vào số lượng sinh viên thực tế tại từng thời điểm, Nhà trường sẽ mở thêm một số giảng đường thích hợp.

 

 

QT39.4

 

 

Mong nhà trường sửa chữa hệ thống micro bị hút tiếng và màn hình bị nhòe ở Giảng đường F501 cơ sở Bình Triệu vì gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

 

 

Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị và đơn vị bảo trì đang kiểm tra và khắc phục.

 

 

TM40A2

 

 

Khung hình và màu sắc máy chiếu tại giảng đường C107 không rõ nét và đảm bảo chất lượng (đã phản ánh đến Phòng Thiết bị nhưng chưa được khắc phục).

 

 

Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị đã khắc phục và đã đưa vào hoạt động bình thường.

 

 

TM41.3

 

 

1. Máy chiếu, tivi phòng C302 đã báo Phòng Quản trị - Thiết bị nhưng vẫn rất mờ trong suốt học kỳ.

2. Thiếu chỗ sạc máy tính trong phòng học nên sinh viên gặp khó khăn khi ghi chép bằng máy tính

 

 

1. Đã chỉ đạo thực hiện và hiện Bộ phận kỹ thuật Phòng QTTB cùng đơn vị bảo trì đang kiểm tra và khắc phục.

2. Hiện nay, số lượng sinh viên sử dụng máy tính xách tay khá lớn. Vì vậy, Nhà trường không thể đáp ứng chỗ sạc máy tính với số lượng lớn tại các phòng học do không đảm bảo an toàn về điện, phòng cháy chữa cháy. Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị nghiên cứu tăng cường hệ thống ổ cắm tại các khu vực tự học để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

 

 

TM42B2

 

 

Đề nghị trang bị thêm xà bông rửa tay trong các nhà vệ sinh?

 

 

Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị xem xét nghiên cứu thực hiện đề xuất này.

 

 

TM42B2

 

 

Có thể cung cấp thêm các ổ cắm dây ở thư viện để sinh viên có thể sạc laptop?

 

 

Đã chỉ đạo Phòng Quản trị - Thiết bị  phối hợp với Trung tâm Thông tin - Thư viện khảo sát thực tế nhu cầu sử dụng nguồn điện trong thư viện của sinh viên trên cơ sở đảm bảo an toàn về điện. Nếu nhu cầu trên là hợp lý, Phòng Quản trị - Thiết bị sẽ bổ sung thêm các ổ cắm điện rời.

 

 

4. CÔNG TÁC SINH VIÊN, Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

 

 

DS39

 

 

Triển khai nội dung đến sinh viên, nên gửi cho cố vấn học tập và lớp, vì nhiều khi cố vấn bận nhiều việc.

 

 

Trong Lịch học của các lớp, Nhà trường đã bố trí lịch cố vấn học tập sinh hoạt lớp ít nhất 1 lần/1 tháng. Theo quy định, cố vấn học tập và lớp có nghĩa vụ tuân thủ lịch sinh hoạt này như tuân thủ lịch giảng dạy. Ban cán sự lớp và cố vấn học tập phải giữ mối liên hệ thông suốt để giải quyết các vấn đề của lớp/sinh viên theo quy định. Nếu cố vấn học tập bận việc không thể thực hiện đúng nhiệm vụ, Ban cán sự lớp có thể đề nghị lãnh đạo khoa they đổi cố vấn học tập.

 

 

CLC40A

CLC-QTL41

DS39

DS40A1

CLC40E

DS40B1

DS41.4

TM40.1

TM 41.3

 

 

Mục 4.1.2. Nhận thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà trường năm nay chưa tổ chức buổi họp, khảo sát đánh giá để SV năm 3 – K40 có thể làm bài thu hoạch => Nhiều SV có cơ hội xét học bổng nhưng không đủ điểm rèn luyện.

Tại sao lại bỏ điểm tuần sinh hoạt công dân của sinh viên các khóa 40 và 41. Như vậy có bất công không khi mọi năm sinh viên tất cả các khóa đều được cộng ở cột điểm này, hơn nữa nhà trường chỉ tổ chức tuần sinh hoạt công dân vào năm 1, chứ không tổ chức những năm sau đó?

 

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, “Sinh hoạt công dân – sinh viên” là nội dung bắt buộc thực hiện đối với sinh viên chính quy bằng 1 tất cả các khóa. Tại trường, “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” đã được tổ chức cho Khóa 42 (năm thứ nhất) ngay sau khi nhập học, tiếp sau đó là Khóa 39 ngành Luật và Khóa 38 ngành Quản tri – Luật (năm cuối). Đối với Khóa 41 và Khóa 42, do có một số quy định của Nhà trường liên quan đến nội dung này đang được nghiên cứu để có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế nên sẽ triển khai trong học kỳ 2. Vì vậy, điểm rèn luyện của mục 4.1.2 đối với sinh viên năm 2 và năm 3 (Khóa 40 và Khóa 41) sẽ được tính (điểm rèn luyện) cho học kỳ 2, năm học 2017 – 2018.

 

 

QTL42.2

 

 

  • Tại sao Phòng công tác chính trị sinh viên ở cơ sở Bình Triệu không thường xuyên hoạt động? Đề xuất trong tuần có một đến hai giờ hoạt động cố định trong tuần.

     

     

Qua theo dõi và thống kê, vào mỗi đầu học kỳ, Phòng Công tác sinh viên đều bố trí người trực để giải quyết nhu cầu xác nhận các loại giấy tờ của sinh viên tăng cao. Tuy nhiên, thời gian sau đó số lượng sinh viên liên hệ không nhiều nên việc xử lý công việc của sinh  viên được thực hiện thông qua việc đăng ký trực tuyến (đã được phổ biến và hướng dẫn cụ thể trong “Tuần sinhhoạt công dân – sinh viên”) hoặc xử lý trực tiếp tại cơ sở Nguyễn Tất Thành. Các giấy tờ đăng ký trực tuyến sẽ được trả tại cơ sở Bình Triệu.

 

 

Đã chỉ đạo Phòng Công tác sinh viên nghiên cứu và bố trí người trực khi cần thiết nhằm đáp ứng nhu cẩu chính đáng của sinh viên.

 

CLC40E

 

 

Tại mục 3 của hướng dẫn chấm phiếu điểm rèn luyện đối với mục 4.1.4, theo đó “Các hoạt động giúp người, cứu người được tập thể lớp, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường công nhận là các hoạt động cứu giúp người trong tình thế cấp bách, được công nhận bởi các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường”. Thế nào là tình thế cấp bách? Vậy những hoạt động cứu giúp người trong tình thế “không cấp bách”, dù được công nhận của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường, thì cũng không được cộng điểm ở mục này?

 

 

Các câu hỏi từ số 36 đến 51 liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện sinh viên, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu sau:

1. Cần xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu thang điểm và một số tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện chưa hợp lý:

Trên cơ sở quy định khung về nội dung và thang điểm đánh giá điểm rèn luyện của Quy chế đánh giá điểm rèn luyện năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của sinh viên để xây dựng các tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện và được Hiệu trưởng công nhận bằng Quyết định số 665/QĐ-ĐHL, áp dụng xét điểm rèn luyện từ năm học 2015 – 2016.     Qua 4 học kỳ tổ chức thực hiện, thống kê sau đây cho thấy kết quả việc tham gia rèn luyện của sinh viên, khả năng đạt được các tiêu chí và sự phân hóa điểm số/xếp loại trong việc đánh giá các tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện, cụ thể:

 

 

HK1 2015 – 2016: Có 75% sinh viên xếp loại điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, trong đó có 497 sinh viên xếp loại xuất sắc;

  •  

     

    HK2 2015 – 2016: Có 84% sinh viên xếp loại điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, trong đó có 786 sinh viên xếp loại xuất sắc;

  •  

     

    HK1 2016 – 2017: Có 80% sinh viên xếp loại điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, trong đó có 673 sinh viên xếp loại xuất sắc;

  •  

     

    HK2 2016 – 2017: Có 84% sinh viên xếp loại điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, trong đó có 557 sinh viên xếp loại xuất sắc;

    Như vậy, có thể nói rằng, các tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện đối với sinh viên hệ chính quy không thực sự khó để đạt được xếp loại khá. Tuy nhiên, trước các ý kiến trên của sinh viên, Hiệu trưởng đã chỉ đạo Phòng Công tác sinh viên xem xét, nghiên cứu và tổ chức lấy ý của toàn thể sinh viên trường về việc điều chỉnh tiêu chí và thang điểm đánh giá điểm rèn luyện sau khi được Hội đồng đánh giá điểm rèn luyện cấp trường thấy cần thiết và được Hiệu trường nhà trường đồng ý cho thực hiện.

    2. Nhóm ý kiến về việc cần đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xét điểm rèn luyện:

    Đã chỉ đạo Phòng Công tác sinh viên tìm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên. Hiện tại, Nhà trường đang tìm nhà thiết kế và cung cấp để đưa vào sử dụng phần mềm đánh giá điểm rèn luyện trực tuyến (online). Nếu không có gì thay đổi,  phần mềm này sẽ hoàn thành chương trình và chạy thử nghiệm trong dịp hè 2018.

     

     


    Nên hạ điểm của mục 5 vì việc tham gia các hoạt động Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh không phải Sinh viên nào cũng có thể tham gia; dẫn đến việc đạt  Điểm rèn luyện trên 80 rất khó.

     

     

    DS40A1

     

     

    1. Quy chế điểm rèn luyện phức tạp, gây khó khăn cho sinh viên khi tìm tên trên trang crm

     

     

    DS40B1

     

     

    Điểm rèn luyện nên tăng ở mục 1 và mục 3 từ 25 điểm lên 30 điểm, giảm điểm mục 4.

    Nhiều bạn không đủ tiêu chuẩn để hiến máu hay đi tình nguyện cấp trường, trong khi tham gia những chương trình ở trường mỗi chương trình chỉ có 3 điểm.

     

     

    DS40B2

     

     

    1. Việc xét điểm rèn luyện chạy theo điểm số quá nhiều

    2. Nhà trường nên giới thiệu địa điểm tổ chức tình nguyện

     

     

    DS41.3

     

     

    1. Đề nghị giảm điểm rèn luyện ở mục 4 (còn 20 điểm) và tăng điểm ở mục 3 (lên 25 điểm).

    2. Công nhận hoạt động tình nguyện cấp khoa là hoạt động dài ngày tại mục 4.

     

     

    HC41

     

     

    Các mục tình nguyện dài ngày, hiến máu, ban cán sự, ... chiếm quá nhiều điểm. Thang điểm rèn luyện chưa thật sự hợp lý. Trường có cơ chế nào để cải thiện cơ cấu điểm rèn luyện để tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có thể có điểm rèn luyện khá hơn một chút?

     

     

    HC42B

     

     

    Mong muốn nhà trường có thể điều chỉnh lại mức yêu cầu đối với điểm rèn luyện. Cụ thể: Tăng khung điểm ở mục 1 từ 20 điểm lên 30 điểm chẳng hạn.

     

     

    QT41

     

     

    1. Đề xuất giảm điểm mục 4 hoặc gộp chung ĐRL mục 3 và 4

    2. Không công bằng trong cách tính điểm ngoài trường (cùng là dài ngày nhưng không được cộng 10 điểm trong mục 4)

     

     

    QTKD41

     

     

    Khung chấm điểm rèn luyện quá gắt gao, môt sinh viên khi tham gia đầy đủ các hoạt động chỉ được 65đ ở các mục 1, 2, 3. Để có đủ điểm xét các danh hiệu khác sinh viên phải tham gia hiến máu và tình nguyện dài ngày. Các hoạt động này diễn ra  vào dịp tết, hè hoặc do các bạn không đủ sức khỏe. Do đó, lớp kiến nghị mục 4, 5 nên sửa đổi cho phù hợp hơn

     

     

    QTKD42

     

     

    Tính điểm rèn luyện không hợp lí: các thành viên CLB – tham gia 1 học kỳ chỉ được cộng 2 điểm, trong khi SV thường chỉ cần tham gia tọa đàm được cộng 3 điểm.

     

     

    DS39

     

     

    Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống đánh giá điểm rèn luyện (crm.hcmulaw.edu.vn) để sinh viên dễ dàng trong việc thực hiện và thuận tiện cho Nhà trường trong công tác đánh giá điểm rèn luyện

     

     

    TM40.1

     

     

    Mục 4 là giới hạn rất lớn đối với các bạn muốn đạt học bổng nếu các bạn không Hiến máu được, không được tham gia Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, khen thưởng hoạt động xã hội,… hơn nữa sinh viên lại không được tính điểm mục 4.1.2 về bài sinh hoạt công dân như ý kiến trên.

    Mục 3.1.5 và 4.1.3 đều là về các hoạt động công ích, tình nguyện có thể xem xét gộp chung 2 mục hay không.

     

     

    TM40A2

     

     

    Đề xuất nâng điểm mục 4.1.1 lên 10 điểm vì lý do: sinh viên bình thường không là cán bộ Đoàn - Hội, sức khỏe yếu không thể hiến máu, trong khi các chiến dịch tình nguyện dài ngày hạn chế số lượng sinh viên…; việc chấp hành quy định nội quy, quy chế nhà trường tại mục 2.1.2 lại được cộng 15 điểm trong khi chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước chỉ được cộng 2đ.

     

     

    TM 41.3

     

     

    1. Trường nên cho phép dồn nhiều chiến dịch ngắn ngày thành dài ngày để tính điểm tạo điều kiện cho các bạn trong nhiều hoàn cảnh, điều kiện khác nhau có thể phát huy thế mạnh của mình để phấn đấu, rèn luyện.

    2. Trường nên công nhận việc tham gia các chiến dịch dài ngày ở ngoài trường để tính điểm rèn luyện do đó cũng là các hoạt động liên quan đến văn hóa, xã hội, tình nguyện mà sinh viên đã tham gia. Ví dụ: Các chương trình của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các hội thiện nguyện, các tổ chức phi chính phủ…

    3. Thay đổi cơ cấu phiếu ĐRL, cụ thể:

    - Mục 4 và mục 5 (hiến máu, tình nguyện, giấy khen)... nên giảm điểm vì cơ cấu điểm quá nhiều trong khi quá khó khăn để đạt được.

    - Tăng điểm mục 1 và 3 vì có nhiều chương trình, tạo điều kiện xét học bổng, danh hiệu cho sinh viên.

     

     

    CJL 41+42

     

     

    Điểm rèn luyện: Chúng em thấy ở mục 4, tối đa là 25 điểm thế nhưng để lấy được điểm ở mục này rất rất khó, các chương trình tình nguyện lớn của Trường như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện đều hạn chế số lượng tham gia, như vậy chúng em khó lòng mà có điểm được mục này. Thêm vào đó, lớp chúng em là lớp tiếng Nhật, chúng em sẽ phải học gần như sáng chiều cả tuần, do vậy không thể nào chúng em tham gia tập đội trong các chương trình tình nguyện lớn của trường như vậy được. Hằng năm, vẫn có số ít các bạn sinh viên lớp CJL tham gia vào các chương trình tình nguyện lớn đó, và sự thật là các bạn đó cúp học để tham gia tình nguyên, do vậy em thấy việc này khá bất cập. Một điều nữa là ở mục 4 này còn có thêm việc hiến máu, theo ý kiến của em, nếu như tất cả các mục khác đều đạt điểm tối đa và chỉ còn mục này nhưng quá khó lấy điểm, các bạn sinh viên sẽ coi việc hiến máu thành "bán máu lấy điểm rèn luyện" thì mất đi ý nghĩa của việc hến máu.

     

     

    5. CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO

     

     

    CLC 41B

     

     

    Có rất nhiều sinh viên tham gia các cuộc tọa đàm, cuộc thi học thuật và các phong trào khác nhưng không được ghi nhận hoặc ghi nhận sai trên trang crm.hcmulaw; có trường hợp một sinh viên tham gia nhiều chương trình nhưng những chương trình đó không được ghi nhận thì việc liên hệ với BTC để xác nhận từng chương trình một rất mất thời gian. Như vậy, làm thế nào để khắc phục thủ tục xác nhận?

     

     

    Trong những năm trở lại đây, việc xác nhận tham gia các hoạt động phong trào được xem là một trong những minh chứng nhằm ghi nhận quá trình tham gia hoạt động của sinh viên trên thực tế. Thủ tục xác nhận này chỉ áp dụng đối với các chương trình, hoạt động do các đơn vị ngoài Trường tổ chức, còn đối với các chương trình, hoạt động do các đơn vị trong Nhà trường là không bắt buộc. Hiện nay, đối với các chương trình, hoạt động do Đoàn trường – Hội Sinh viên trường và các đơn vị trực thuộc tổ chức, sau khi kết thúc, BTC của các chương trình, hoạt động sẽ có trách nhiệm cung cấp danh sách sinh viên tham gia cho Văn phòng Đoàn – Hội Sinh viên trường và phòng Công tác sinh viên để làm căn cứ cho công tác đánh giá điểm rèn luyện cũng như việc đăng ký xét chọn các danh hiệu, học bổng… Đồng thời, phải đăng tải các danh sách này lên Fanpage của đơn vị chủ quản để sinh viên kiểm tra và phản hồi nếu có sai sót. Theo đó, sinh viên khi thực hiện công tác tự đánh giá điểm rèn luyện hay đăng ký tham gia xét chọn các danh hiệu, học bổng… chỉ cần kê khai các chương trình, hoạt động trong Trường mình đã tham gia mà không cần phải cung cấp giấy xác nhận của BTC.  

    Thời gian tới, nhằm thuận tiện cho công tác tổ chức cũng như đảm bảo quyền lợi của sinh viên khi tham gia các chương trình, hoạt động. Trên cơ sở được sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường, Đoàn trường – Hội Sinh viên trường phối hợp với Phòng Công tác sinh viên sẽ triển khai điểm danh thông qua máy quét thẻ từ và kê khai chương trình, hoạt động đã tham gia thông qua hệ thống phần mềm quản lý.

     

     

    CLC41E

     

     

    Hiện nay, tình trạng Đoàn khoa, Đoàn trường và Hội sinh viên trường triệu tập sinh viên các lớp tham gia các trương trình phong trào là quá nhiều.

    Mặc dù các bạn sinh viên của lớp ý thức được rằng tham gia các hoạt động phong trào là một điều tốt và luôn có sự ủng hộ nhất định đối với công tác Đoàn, Hội. Tuy nhiên, tần suất triệu tập tham gia các hoạt đồng này lại khá thường xuyên, thông thường đều bắt buộc các lớp phải có từ 5 sinh viên trở lên tham gia các hoạt động phong trào. Thiết nghĩ, đa số các hoạt động chỉ nên mang tính tự nguyện tham gia, vì các bạn bây giờ vẫn muốn tập trung nhiều cho nhiệm vụ học tập và lấy đó làm trọng tâm.

     

     

    Nhà trường đã làm việc với Ban Thường vụ Đoàn trường – Ban Thư ký Hội Sinh viên trường về vấn đề này. Trên tinh thần xác định hoạt động phong trào là mang tính tự nguyện nên trong quá trình tổ chức các hoạt động của mình, Đoàn trường – Hội Sinh viên trường không triệu tập hay bắt buộc mà chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia thông qua các hình thức như thông báo bằng văn bản, tuyên truyền tại lớp, các sản phẩm trực quan, đăng tin trên các trang thông tin của đơn vị… Trong một số hoạt động, đặc biệt là các hoạt động giáo dục về chính trị - tư tưởng, tập huấn cán bộ Đoàn – Hội…, Đoàn trường – Hội Sinh viên sẽ triệu tập sinh viên là cán bộ Đoàn – Hội và huy động (vận động có giới hạn số lượng) sinh viên là đoàn viên, hội viên tham gia. Việc triệu tập và huy động này được thực hiện trên cơ sở số lượng đoàn viên, hội viên thực tế và số lần tham gia các hoạt động của từng đơn vị. Trong trường hợp không thể đảm bảo lực lượng tham gia, cán bộ được triệu tập hay đơn vị lớp được huy động có thể gửi thông báo phản hồi (bằng email hoặc văn bản) về văn phòng Đoàn trường – Hội Sinh viên trường.

    Như vậy, việc tham gia các hoạt động là trên tinh thần tự nguyện, việc triệu tập chỉ áp dụng đối với cán bộ Đoàn – Hội trong một số hoạt động mang tính đặc thù. Sinh viên hoàn toàn có quyền lựa chọn và chủ động tham gia các hoạt động theo khả năng, phù hợp với nguyện vọng và sở thích của mình. Đồng thời, sinh viên cũng cần có sự quan tâm và ủng hộ đối với các hoạt động có tính đặt thù, vì về căn bản việc tổ chức các hoạt động là để phục vụ cho chính nhu cầu học tập, rèn luyện và sinh hoạt của sinh viên.    

     

     

    HC41




    DS40B2

     

     

    Trang fanpage “UlawConfession” hiện nay có xuất hiện khá nhiều bài đăng có nội dung tiêu cực, ảnh hưởng xấu cán bộ Đoàn, hội, Gỉang viên và bộ mặt của trường. Không biết Thầy (Cô) có biết về việc này và có cơ chế nào để quản lý việc này không?

    Trang Confession của trường nên được quan tâm hơn vì càng ngày càng có nhiều vấn đề không tốt.

     

     

    Fanpage “UlawConfession” không phải do Nhà trường lập ra nên không thể có cơ chế để quản lý trang này. Những thông tin được đăng tải trên trang này không phải là những thông tin chính thống của Nhà trường. Hoạt động của trang này vẫn được các bộ phận chức năng của Nhà trường theo dõi. Trước các bài đăng có nội dung tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến cán bộ Đoàn, Hội, giảng viên và Nhà trường hiện Nhà trường đã liên hệ và báo cáo với các cơ quan chức năng để có biện pháp nhằm ngăn chặn những thông tin tương tự để bảo vệ uy tín của Nhà trường; xử lý các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà trường theo quy định của pháp luật.

     

     

    QT41

     

     

    Giới hạn chương trình tình nguyện để nâng cao chất lượng và ý nghĩa

     

     

    Đoàn trường và Hội sinh viên trường trong năm học chỉ tổ chức 02 chương trình tình nguyện lớn dài ngày cấp trường là Mùa hè xanh và Xuân tình nguyện. Các Đoàn khoa, Liên chi hội tổ chức chương trình tình nguyện ngắn ngày cho riêng Khoa mình 1 lần vào tháng 9 – 10 hoặc tháng 3 – 4 mỗi năm học. Các Chi đoàn, Chi hội trực thuộc chỉ khuyến khích tổ chức các chương trình tình nguyện ngắn ngày (01 – 02 ngày) phù hợp với nguyện vọng của đơn vị mình.

     

     

    QTKD42

     

     

    1. Bất cập trong công tác điểm danh khi tham gia các hoạt động, phong trào vì công tác điểm danh thì rất hoành tráng trong khi danh sách điểm danh thì lại thiếu sót, sắp xếp một cách không trật tự, khó khăn trong việc tìm kiếm.

    2. Các chương trình Đoàn-Hội có quá nhiều thời gian trùng lặp, dẫn đến khó có thể tham gia hết các chương trình.

     

     

    1.  Sau mỗi chương trình, BTC đều đăng tải tại các trang fanpage của chương trình đó. Các bạn sinh viên nên kiểm tra ngay lúc đó để báo lại với BTC để các bạn đó cập nhật lại. Công tác tìm kiếm: hiện đa số các chương trình đều đã sắp xếp theo thứ tự A, B, C và có thể tìm tên bằng thao tác phím tắt ctrl+F.

    Hiệu trưởng đã giao cho Đoàn trường – Hội sinh viên trường phối hợp với Phòng Công tác sinh viên tìm/cải tiến giải pháp điểm danh để hạn chế tình trạng thiếu sót như phản ánh.

    2. Trường có nhiều Khoa và mỗi Khoa có nhiều Chi đoàn, các Chi đoàn học khác buổi và tại 02 cơ sở khác nhau. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động ưa thích, rèn luyện năng lực chuyên môn và kĩ năng mềm, Đoàn trường và Hội sinh viên trường có trách nhiệm quản lý, tổ chức và hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên tham gia phù hợp với khả năng và thời gian cá nhân. Việc tham gia các chương trình là quyền tự do của sinh viên. Do đó, sinh viên cần tự mình sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân.

     

     

    TM41.2

     

     

    Sinh viên có câu hỏi thắc mắc tại sao tiêu chí bắt buộc mỗi chi đoàn chi hội tổ chức một chương trình mỗi kì, như vậy chương trình sẽ rất nhàm chán do có quá nhiều lớp tổ chức. Tại sao không thay đổi rằng Chi Đoàn Chi Hội kết hợp tổ chức với nhau một chương trình cho một lớp/ năm.

     

     

    Mỗi Chi đoàn tổ chức chương trình cho đối tượng thụ hưởng chính là đoàn viên của Chi đoàn mình. Đoàn trường và Hội sinh viên trường không có bất cứ ràng buộc hoặc văn bản chỉ đạo nào đối với việc mỗi Chi đoàn, Chi hội phải có chương trình riêng trong học kì, năm học.

    Việc các Chi đoàn, Chi hội phối hợp với nhau để tổ chức chương trình đã có và mang lại hiệu ứng cao. Ví dụ chương trình tình nguyện “Ngày yêu thương” do Chi hội QTL38 và QTKD39 tổ chức. Mặt khác, các hoạt động như trên mang lại rất nhiều ý nghĩa, trong đó:

    - Thứ nhất để tăng tính gắn kết, đoàn kết giữa các sinh viên trong cùng một lớp. Một lớp mà sinh viên chỉ gặp nhau trên giảng đường và không có bất kì một hoạt động chung nào sẽ không góp phần thắt chặt sự gắn kết của các thành viên.

    - Thứ hai, Đoàn trường và Hội sinh viên trường luôn khuyến khích BCH Chi đoàn và Chi hội mỗi lớp liên kết để tổ chức hoạt động nhằm tăng quy mô, chất lượng cũng như không gây nhàm chán và mất thời gian của sinh viên.

     

     

    TM41.3

     

     

    1. Không bắt buộc sinh viên tham gia nhiều chương trình không cần thiết chỉ để đạt chỉ tiêu. Các cuộc thi, chương trình, do đoàn trường, thành đoàn tổ chức không nên giao chỉ tiêu số lượng đoàn viên bắt buộc khi không thực sự hấp dẫn, thu hút đoàn viên. Các chương trình phải tự cải tiến chất lượng để sinh viên tự nguyện tham gia.

    2. Nên có sự chọn lọc, xét duyệt kỹ lưỡng kế hoạch của các chương trình do Đoàn – Hội khoa, CLB tổ chức vì có rất nhiều chương trình có nội dung giống nhau, gây nhàm chán.

    3. Không nên dồn các chương trình cùng diển ra trong một thời gian ngắn, tháng kỉ niệm (ví dụ tháng thanh niên) còn ngoài thời gian này có rất ít chương trình được tổ chức. Vì chương trình trùng thời gian khiến sinh viên khó tham gia được nhiều, đồng thời lai có những khoảng thời gian quá trống không có gì để tham gia.

     

     

    1. Hiện Đoàn trường - HSV không có quy chế bắt buộc sinh viên tham gia để đạt chỉ tiêu mà chỉ khuyến khích.

    2. Đối với các chương trình của Khoa, CLB… thì đối tượng thụ hưởng chính là sinh viên trong nội bộ Khoa, CLB đó. Việc phân chia như vậy nhằm mục đích tạo điều kiện tham gia cho sinh viên trong khoa đó, tránh việc các chương trình cấp trường bị quá tải và sinh viên khó cạnh tranh với nhau. Đối với mỗi chương trình, Đoàn trường và Hội sinh viên trường đều có những góp ý, sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

    Việc tham gia chương trình là việc quyết định của cá nhân sinh viên, vì vậy, sinh viên cần cân nhắc các chương trình phù hợp với bản thân để tham gia.

    3. Các tháng trọng điểm các hoạt động phong trào là tháng 10, 11 và tháng 3, 4 hàng năm. Các thời gian còn lại sẽ không hoặc ít tổ chức chương trình để sinh viên đặt trọng tâm việc học tập, ôn thi học kì.

    Việc tổ chức các chương trình đều có tính định hướng: Đoàn trường, Hội sinh viên trường và các đơn vị được giao việc sẽ tổ chức các hoạt động cấp trường. Các đơn vị cấp cơ sở sẽ tổ chức các hoạt động cấp cơ sở cho sinh viên đơn vị mình tham gia. Sinh viên cần chủ động tìm hiểu để tham gia chương trình phù hợp với bản thân.

     

     

    TM41.4

     

     

    Hiện nay, có rất nhiều chương trình Đoàn Hội được tổ chức. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian của sinh viên, đặc biệt các bạn ban tổ chức phải hy sinh và mất mát rất nhiều thứ để có thể hoàn thành tốt công tác Đoàn Hội như việc  không có thời gian dành cho học tập, dành cho các mối quan hệ quan trọng và đặc biệt khác,... Điều này làm ảnh hưởng không tích cực đến kết quả học tập của họ và khiến một hoặc vài mối quan hệ bị rạn nứt. Không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, trau dồi kiến thức mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của họ. Câu hỏi: Liệu rằng tất cả mọi chương trình có thật sự cần phải tổ chức? Trong khi đó thực tế vẫn có khá nhiều chương trình mang tính hình thức, nội dung chương trình cũ, mang tính chạy theo thi đua. Nếu chương trình nào có thể cắt bỏ thì hãy cắt bỏ.

     

     

    Đoàn trường – Hội sinh viên trường rất trân trọng và ghi nhận những đóng góp của các bạn là Cộng tác viên, cán bộ Đoàn – Hội các cấp đã dành thời gian, tâm sức để tổ chức chương trình cho sinh viên nhưng lại bị chính những sinh viên đó xem như đó là nghĩa vụ mà các bạn phải làm cho họ và bắt đầu đòi hỏi chất lượng dưới hình thức làm dịch vụ.

    Đoàn – Hội sinh viên trường luôn tôn trọng nguyên tắc tự nguyện của các bạn sinh viên khi tham gia vào ban tổ chức các hoạt động sinh viên. Phần lớn các sinh viên khi tham gia công việc này đều hiểu được giá trị cốt lõi và thể hiện mong muốn được cống hiến công sức của mình cho Nhà trường, xem đó như là một môi trường để tự rèn luyện bản thân, trau dồi các kỹ năng cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp ra trường.

    Các chương trình của Đoàn – Hội sinh viên trường đều được xây dựng trước và thể hiện trong Kế hoạch hoạt động hàng năm được Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt; khi tổ chức đều có sự quản lý, giám sát của Đoàn – Hội sinh viên trường. Sau mỗi năm học, Đoàn trường – Hội sinh viên đều tổng kết hoạt động, nghiên cứu các ý kiến đóng góp của đoàn viên/sinh viên để thiết kế, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tới thiết thực, gần gũi và bám sát nhu cầu thực tế của sinh viên và việc nâng cao chất lượng hoạt động qua mỗi chương trình luôn được xem trọng và phát triển. Hơn nữa, các chương trình hiện nay không tập trung vào thời gian ôn thi của sinh viên, tuy nhiên, một số chương trình trước khi được tổ chức đã được BTC dự liệu về thời gian, nhân lực,…nên mỗi BTC khi bắt đầu chương trình đều ở tâm thế sẵn sàng, bản thân các bạn BTC cũng sắp xếp thời gian một cách hợp lý để hạn chế việc ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân.

     

     

    6. THƯ VIỆN TÀI LIỆU HỌC TẬP

     

     

    QT41

     

     

    Chất lượng tài liệu học tập bán tại phòng Học liệu kém, đặc biệt là các văn bản luật.

     

     

    Đề nghị sinh viên nên nêu rõ tên tài liệu để khắc phục. Hiện nay, Trung tâm Học liệu thực hiện quy trình nghiêm ngặt trong công tác kiểm tra khi nhận tài liệu từ nhà cung cấp. Nếu phát hiện lỗi kỹ thuật, Trung tâm Học liệu sẽ trả toàn bộ lô sách đó cho nhà cung cấp và sẽ thu nhận (đổi hoặc trả lại miễn phí) lại các tài liệu bị lỗi kỹ thuật mà sinh viên đã mua trong thời gian 15 ngày. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp trên, sinh viên vui lòng mang theo tài liệu kém chất lượng và biên lại đến Trung tâm Học liệu để được giải quyết.

     

     

    DS39

     

     

    Cần có sự phân bố đều các tài liệu, đặc biệt là các Khóa luận, luận văn thạc sỹ giữa hai bên cơ sở.

     

     

    Từ đầu năm học 2018 – 2019, Trung tâm Thông tin – Thư viện sẽ triển khai điều chỉnh khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tạp chí đóng cuốn, những tài liệu nào có số lượng từ 2 bản trở lên sẽ phân bổ cho cơ sở Bình Triệu 01 bản. Tuy nhiên, có những khóa luận, luận văn nộp lưu chiểu tại Thư viện chỉ có 01 bản nên những bản đó chỉ có ở cở sở Nguyễn Tất Thành. Hiệu trưởng đã chỉ đạo, trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin – Thư viện sẽ nghiên cứu phương án bổ sung 02 bản cho mỗi nhan đề luận án, luận văn, khóa luận .

     

     

    DS40B1

     

     

    Bình luận án của thầy Đỗ Văn Đại trên thư viện chỉ có 1-3 quyển. Luận văn trên thư viện tìm online thì có nhưng khi tìm trên thư viện lại tìm không được (Ví dụ: Phạm Thị Hiền,BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến công ước Viên 1980)

     

     

    Bộ sách Bình luận án của thầy Đỗ Văn Đại Trung tâm bổ sung 1 lần /30 cuốn/ 1 nhan đề. Tuy nhiên, kinh phí bổ sung phải được phân bổ theo quy định và Thư viện cần phải bổ sung đa dạng các loại hình tài liệu chứ không thể tập trung cho một nhan đề tài liệu.  Khi bạn đọc thấy còn 1-3 cuốn tài liệu trên kệ nghĩa là đã có những bạn đọc khác đã mượn về nhà.

    Do một số tài liệu chỉ có 01 bản nhưng có nhiều sinh viên cần sử dụng nên có trường hợp tài liệu đó đang được yêu cầu xử lý photocoppy hoặc đang được người khác đọc tại chỗ trong Thư viện nên bạn đọc không tìm được tài liệu đó.

     

    Thời gian tới, Nhà trường sẽ triển khai nộp lưu chiểu 02 bản cho một nhan đề khóa luận, luận văn để phục vụ được nhiều người hơn

     

     

    QTKD41

     

    QTL42.2

     

     

    - Trường nên bổ sung thêm nhiều đầu sách kinh tế để phục vụ cho nhu cầu của sinh viên trong khoa quản trị

     

    - Tài liệu thư viện cơ sở Bình Triệu còn ít, đặc biệt là ngành quản trị. Đề nghị nhà trường bổ sung thêm.

     

     

    Hiện nay do khoa Quản trị của Nhà trường chưa xây dựng giáo trình riêng nên đã chỉ đạo khoa Quản trị cung cấp danh mục tài liệu cần thiết cho các môn học ở mỗi học kỳ. Hàng tháng, Nhà trường bổ sung bình quân 300 cuốn cho 35 nhan đề/1 tháng để cập nhật cho tất cả các ngành học trong trường chứ không thể chỉ bổ sung toàn bộ sách về kinh tế và quản trị.

    Sinh viên nhận thấy có sách hoặc tài liệu nào cần thiết cho việc học và nghiên cứu có thể trực tiếp đề xuất với Treung tâm Thông tin - Thư viện (phòng A 501 cơ sở Nguyễn Tất Thành) để xem xét cập nhật. Riêng trong năm học 2017, Trung tâm Thông tin – Thư viện đã bổ sung 450 nhan đề tài liệu về lĩnh vực Kinh tế, Quản trị, Kinh doanh.

     

     

    TM42B2

     

     

    Có thể cung cấp thêm các ổ cắm dây ở thư viện để sinh viên có thể sạc laptop?

     

     

    Cung cấp ổ cắm điện cho Trung tâm Thông tin – Thư viện thuộc chức năng của phòng Quản trị Thiết bị. Trung tâm Thông tin -Thư viện đã gửi đề nghị về phòng QTTB theo yêu cầu của bạn đọc. Được biết do kết cấu, thiết kế của phòng đọc và đường truyền điện đã quá tải, Phòng QTTB không thể gắn thêm được các ổ cắm điện như các bạn đã đề nghị, mong bạn đọc thông cảm.

     

     

    7. TIN HỌC, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

     

     

    CLC40E

     

     

    Giao diện mới của website trường (hcmulaw.edu.vn) khó để thao tác và tìm kiếm những thông tin cần thiết hơn giao diện cũ.

     

     

    Hiện tại, Nhà trường đang trong quá trình xây dựng triển khai và từng bước đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử, tuy chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn có thể tra cứu thông tin cần biết. Các ý kiến phản hồi của người học và khách truy cập sẽ là cơ sở để hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của Nhà trường ngày một hợp lý và dễ sử dụng hơn.

     

     

    CLC42B

     

     

    Nhà trường có thể hay không thiết lập một hệ thống kết nối với tài khoản cá nhân của sinh viên tổng hợp điểm danh khi tham gia các phong trào, tọa đàm? Vì sẽ tránh bất cập về điểm rèn luyện phải dò trên danh sách dài, file nén nặng nề bất tiện cho cả sinh viên lẫn Đoàn - Hội, CLB quản lí việc tham dự. Xin hãy khai thác triệt để tài khoản cá nhân của sinh viên.

     

     

    Đã chỉ đạo Phòng Công tác sinh viên tìm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên. Hiện tại, Nhà trường đang tìm nhà cung cấp để thiết kế  và đưa vào sử dụng phần mềm đánh giá điểm rèn luyện trực tuyến (online) nhằm khai thác triệt để tài khoản cá nhân của sinh viên.

     

     

    QT39.4

     

     

    Xin phép trường bố trí hệ thống wifi ở cơ sở Bình Triệu mạnh và ổn định hơn để phục vụ cho việc học tập của sinh viên.

     

     

    Hiện tại cở sở Bình Triệu đã có hệ thống wifi đảm bảo phục vụ cho việc học tập của sinh viên, nhà trường sẽ xem xét việc tăng băng thông sử dụng trong tương lai nếu mạng wifi thực sự quá tải.

     

     

    8. TÀI CHÍNH, HỌC PHÍ

     

     

    QTL42.2

     

     

    • Tiền học phí của lớp QTL K42 có tăng trong những năm tiếp theo không? Nếu có thì cơ chế tăng học phí như thế nào?

       

       

    Từ năm học 2017 - 2018, Nhà Trường thực hiện thu học phí theo Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 18/4/2017 về việc "Phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Luật TP.HCM", tại tiết a1, điểm 3, mục II, điều 1 của Quyết định có ghi rõ mức học phí qua các năm, từ năm học 2017 - 2018 đến 2020 - 2021. Theo đó, năm học 2018 – 2019 là 17,0 triệu đồng; năm học 2019 – 2020 là 17,5 triệu đồng và năm học 2020 – 2021 là 18,0 triệu đồng.

     

     

    9. KHẢO THÍ & AQAC

     

     

    DS40B2

     

     

    Trường hợp giảng viên chỉ dạy thay 1 buổi đầu nhưng vẫn làm khảo sát dẫn đến không thể đánh giá chính xác.

     

     

    Trong những năm qua, bằng hình thức khảo sát online, Nhà trường đã cố gắng tiến hành lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của tất cả các giảng viên trong trường để có những điều chỉnh để chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, việc "giảng viên chỉ dạy thay 1 buổi đầu nhưng vẫn làm khảo sát" rõ ràng sẽ không đưa đến một kết quả khách quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

    Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ cố gắng khắc phục để không lặp lại tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn xảy ra, sinh viên có thể phản ánh trực tiếp với Trung tâm đảm bảo chất lượng và phương pháp giảng dạy để điều chỉnh.

     

     

    TM41.3

     

     

    Đề nghị nhà trường công khai đáp án đề thi. Vì kể cả trong trường hợp phúc khảo sinh viên cũng không biết mình đã sai ở đâu.

     

     

    Theo các quy định hiện hành, Nhà trường chưa có quy định về việc công khai đáp án đề thi cho sinh viên, học viên đối với tất cả các hệ đào tạo.

     

     


    Trên đây là Bảng tổng hợp nội dung trả lời các vấn đề sinh viên hệ chính quy đặt ra cho Hiệu trưởng Nhà trường năm 2018. Những nội dung này sẽ được đăng tải trên Website của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh từ ngày 24/4/2018 để sinh viên tiện theo dõi.  Các nội dung còn thắc mắc hoặc các ý kiến phát sinh của sinh viên sẽ được Hiệu trưởng Nhà trường tiếp tục trả lời trực tiếp trong “Buổi đối thoại giữa sinh viên hệ chính quy với Hiệu trưởng năm 2018” tại Hội trường C302 vào ngày 27/4/2018./.


                         

    KT. HIỆU TRƯỞNG

    PHÓ HIỆU TRƯỞNG

     

    (Đã ký)

     

    Trần Hoàng Hải

     

     






    TỔNG HỢP NỘI DUNG HIỆU TRƯỞNG TRẢ LỜI CÂU HỎI

    ĐỐI THOẠI GIỮA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY VỚI HIỆU TRƯỞNG, NĂM 2018

    --%>
    Top