Câu chuyện nghề luật: Làm chủ hay làm thuê? – Hành trình nhận ra “Tôi là ai?” và hiện thực nó

Câu chuyện nghề luật: Làm chủ hay làm thuê? – Hành trình nhận ra “Tôi là ai?” và hiện thực nó

Sau khi lắng nghe ba vị diễn giả chia sẻ về những khó khăn mà họ đã từng gặp phải sau khi ra trường cũng như chia sẻ về bí quyết thành công của họ, buổi Talkshow đưa đến cho các bạn sinh viên một cái nhìn thực tế từ chính Cựu sinh viên của Ulaw, ông Phạm Công Tuấn Hạ - Giám đốc Công ty Giải pháp Kết nối Luật IURA về hành trình lập nghiệp của mình.

Link tin liên quan: Câu chuyện nghề luật – Vì sao hàng trăm sinh viên không trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?”?

Làm chủ hay làm thuê? Đơn giản là bạn khoác lên mình một chiếc áo.

Khi tốt nghiệp đại học, ai cũng mang trong mình những hoài bão và khát vọng của tuổi trẻ, có người muốn đi làm cho một doông nghiệp, một công ty nào đó để tích lũy kinh nghiệm, có người sẽ chọn cho bản thân mình hướng đi táo bạo hơn – startup (khởi nghiệp) để làm chủ ước mơ của mình bấy lâu nay. Từ chính những trải nghiệm của bản thân mình, ông Hạ nhận thấy rằng thực chất làm chủ hay làm thuê cũng giống như bạn đang khoác lên một chiếc áo, bên trong chiếc áo ấy vốn dĩ là một con người với ước mơ đang ấp ủ, quan trọng là bạn phải xác định được “Tôi là ai?”.

Theo ông Tuấn Hạ, làm chủ hay làm thuê đơn giản chỉ là khoác lên mình một chiếc áo.

Bản thân ông vừa là Giám đốc Pháp chế của Satra Group, vừa là một startup của công ty chuyên cung cấp về giải pháp pháp lý – IURA, đối với ông, mỗi cương vị sẽ là một con đường khác nhau đưa ông đến cái đích cuối cùng của cuộc đời mình - hiện thực hóa ước mơ. Để xác định bạn muốn làm chủ hay làm thuê, hãy xác định ngay từ đầu mục đích của bạn để từ đó xác định những bước đi tiếp theo. Làm thuê nghĩa là bạn đang cùng với sếp của mình thực hiện giấc mơ, làm chủ nghĩa là bạn đang cùng các cộng sự của mình hiện thực nó.

Kết nối với người khác – kỹ năng cần thiết để lập nghiệp

Làm chủ hay làm thuê chỉ là bạn đang thực hiện ước mơ của mình với tâm thế khác nhau, ông Hạ cho rằng việc càng ngày càng có nhiều bạn trẻ “nhảy việc” thực chất do họ không tìm thấy sự đồng điệu về đích đến với những người xung quông, với chủ của mình. Các bạn trẻ nếu muốn startup, hãy lường trước cho mình những thất bại có thể có, hãy học hỏi cho mình những kỹ năng cần thiết.

Ông Hạ chia sẻ hành trình từ một sinh viên Luật đến nhà sáng lập IURA.

Đối với ông Hạ, học kỹ năng nghĩa là bạn chọn lọc lấy một số kỹ năng mình có thế mạnh để học nó chứ không phải là học tất cả các kỹ năng, sẽ rất phí thời gian. Và đối với những bạn trẻ có ước mơ startup, kỹ năng tìm kiếm, chia sẻ và kết nối với người xung quông, nhất là với các cộng sự của mình là kỹ năng cần thiết. Hãy chân thành với chính giá trị của bản thân mình, họ sẽ mang đến cho bạn những thế mạnh mà họ có, những thứ mà bạn đang thiếu.

Sau buổi Talkshow với nhiều câu chuyện nghề, câu chuyện đời được chia sẻ, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”. Hãy nghiêm túc phân tích điểm yếu điểm mạnh của bản thân, tìm kiếm và trau dồi những kỹ năng còn thiếu để ngày càng hoàn thiện hơn bởi: “Bản chất của khởi nghiệp rất đơn giản, mỗi người sẽ tự tìm thấy sự thành công của bản thân mình, lời khuyên tốt nhất từ những người xung quông bạn.”


      Bài: Quỳnh Chi, Hoa Phan

Ảnh: Cảnh Toàn

Ban Truyền thông ULAW


*Đây là bài viết nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội hướng nghiệp, tuyển dụng và tư vấn tuyển sinh “ULAW CAREER DAY 2018”*


 

--%>
Top