Bế mạc hội thảo quốc tế "Thách thức toàn cầu và ứng phó của địa phương: Chuyển đổi quan hệ lao động công nghiệp và khung pháp lý tại Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi"

Tiếp nối buổi thảo luận vào ngày 15/07, sáng ngày 16/07, các đại biểu đã cùng trình bày tham luận và hỏi đáp về những vấn đề về sự chuyển đổi của quan hệ lao động trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế dưới góc độ khoa học, từ đó đề xuất các mô hình quan hệ lao động phù hợp và khung pháp lý điều chỉnh tại Việt Nam.

Xem thêm: Tài xế grab là đối tác của doanh nghiệp hay người làm công?

Ngày thứ hai của hội thảo gồm ba phiên, xoay quanh các chuyên đề:

- Các Góc nhìn Khác nhau về Lao động, Giới chủ và Nhà nước trong Nền Kinh tế Toàn cầu hóa: Kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc và Đông Nam Á;

- Phi Chính thức hóa lao động, các thách thức đối với Quan hệ lao động và Pháp luật lao động;

- Di cư Quốc tế, Di cư Nông thôn - Đô thị, Quyền Lao động Di cư và Trẻ em.

Toàn cảnh Hội thảo tại A.905

Trong hai ngày diễn ra, Hội thảo đã nhận được tổng cộng hơn 50 bài tham luận từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và có hơn 20 bài tham luận được chọn để trình bày trong 6 phiên của Hội thảo. Sau mỗi phiên thảo luận, các chuyên gia đã cùng hỏi đáp, bàn bạc sôi nổi về vấn đề vừa được trình bày. Có thể nói, hội thảo quốc tế này không chỉ là cơ hội để tăng cường sự trao đổi học thuật và kinh nghiệm thực tiễn, mà còn có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh chính phủ Việt Nam vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do Châu Âu (EVFTA) và gia nhập Công ước số 98 về thúc đẩy thương lượng tập thể trong quan hệ lao động, đồng thời đang thúc đẩy các hoạt động tham vấn ý kiến các tầng lớp xã hội để nội dung Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi (2012) cho phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO và các cam kết quốc tế trong các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới; qua đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người lao động trong lộ trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Các chuyên gia trình bày tại Hội thảo

Trong phần Tổng kết – Bế mạc hội thảo, GS. Russell Lansbury (Đại học Melbourne) đã trình bày phần “Đúc kết và phản ánh các vấn đề xuyên suốt các phiên họp, những hiểu biết chung, và các chủ đề nghiên cứu trong tương lai” nhằm tổng kết lại tất cả nội dung đã được trao đổi, thảo luận suốt hai ngày qua. Hội thảo kết thúc vào 16 giờ 30 phút cùng ngày với phần phát biểu bế mạc của PGS.TS. Lê Thanh Sang (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ).

Các chuyên gia, khách mời cùng chụp hình lưu niệm cuối Hội thảo

Tin liên quan: Báo Vietnamnews: Labour market adjusting to disruptive change Trang tin điện tử Đảng bộ TP.HCM: Trao đổi học thuật và kinh nghiệm về chuyển đổi lao động trong bối cảnh hội nhập, Báo Lao động: Thúc đẩy việc bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, Báo Quân đội nhân dân online: Chuyển đổi quan hệ lao động công nghệ và khung pháp lý tại Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi, Báo Sài Gòn giải phóng online: Cảnh báo về “dòng chảy” công đoàn viên sang tổ chức mới của người lao động, Báo Thông tấn xã Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh: Hội thảo quốc tế về vấn đề quan hệ lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa

(đang cập nhật)

 

Nội dung: Vũ Uyên

Hình ảnh: Minh Quang

Ban Truyền thông ULAW

 


--%>
Top