Toạ đàm: “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”

Trong bối cảnh tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang căng thẳng, nhiều vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế, đặc biệt là pháp luật trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Việt Nam đang là thành viên được đặt ra. Chính vì vậy, Trường Đại học Luật TP. HCM đã tổ chức toạ đàm với chủ đề: “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi giữa các chuyên gia trong và ngoài trường vấn đề này.

WTO là tổ chức quốc tế được thành lập từ năm 1994 (chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995) với mong muốn giảm thiểu các rào cản thương mại nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại giữa các quốc gia. Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007 – tính tới hiện nay đã hơn 10 năm – và điều này đánh dấu một bước hội nhập đáng kể vào hoạt động thương mại thế giới.

Từ thời điểm đóng vai trò điều phối thương mại thế giới, WTO đã đảm bảo phần nào cho hoạt động thương mại toàn cầu được diễn ra ổn định, có khả năng dự báo trước và đảm bảo các quy tắc quốc tế được tôn trọng bởi các thành viên của mình. Tuy nhiên, năm 2018, chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt hàng loạt các biện pháp thương mại hà khắc với nhiều quốc gia. Một số đối tác thương mại bị ảnh hưởng nhất từ các biện pháp của Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách áp thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ. Vốn là một quốc gia xuất khẩu trong khu vực, trong bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế leo thang, việc tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan cũng như sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại này đến Việt Nam là hết sức cần thiết.

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, Khoa Luật Quốc tế đã tổ chức toạ đàm “Một số vấn đề pháp lý liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” vào ngày 17/12/2018 với sự tham gia của GS. Michael Ewing Chow, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Singapore,  tại cơ sở Nguyễn Tất Thành nhằm tạo cơ hội cho các giảng viên, sinh viên được trao đổi thêm với chuyên gia luật WTO về chủ đề này. Buổi toạ đàm có sự tham dự của PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng khoa Luật Quốc tế; PGS. TS. Trần Thị Thùy Dương, Phó Tổng biên tạp Tạp chí KHPL, ThS. Nguyễn Thị Lan Hương, phụ trách bộ môn Luật Thương mại quốc, cùng các giảng viên và sinh viên khoa Luật Quốc tế.

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Tọa đàm “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn?”

Trong buổi tọa đàm, PGS.TS Michael Ewing Chow đã trình hày về tình hình căng thẳng trong thương mại toàn cầu hiện nay và thảo luận về một số vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp từ góc đô luật quốc tế, bao gồm:

  • Ngoại lệ về an ninh quốc gia trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) nên được hiểu như thế nào trong các vụ kiện tại WTO?;
  • Giải pháp nào cho tình trạng Mỹ phong tỏa việc bổ nhiệm thành viên của Cơ quan phúc thẩm của WTO nếu tiếp tục tình trạng đóng băng về quy trình bổ nhiệm và khả năng thiếu vắng thành viên trong tương lai?;
  • Pháp luật có thật sự còn quan trọng khi các cường quốc kinh tế quyết định vi phạm các cam kết?

Các giảng viên tham dự toạ đàm đã trao đổi rất sôi nổi về các vấn đề trên và đạt được một số kết luận cơ bản về thực trạng và giải pháp cho Việt Nam. Kết quả toạ đàm sẽ là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học luật TP.HCM.

PGS.TS Michael Ewing Chow chia sẻ về những vấn đề pháp lý liên quan tới WTO

\

Các giảng viên và sinh viên chăm chú lắng nghe những phân tích pháp lý của PGS.TS Michael Ewing-Chow

Sau đó, PGS.TS Michael Ewing Chow đã nhiệt tình trao đổi về những vụ kiện trong thực tiễn và giải đáp thắc mắc của các giảng viên, sinh viên về phương hướng phát triển của tự do thương mại trong thời gian sắp tới cũng như chiến lược để giảm bớt những tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại đến Việt Nam.


TS. Trần Thị Thùy Dương đặt câu hỏi và trao đổi về các khía cạnh pháp lý với PGS.TS Michael Ewing-Chow

Sau gần 02 giờ làm việc trong bầu không khí thân tình, buổi Tọa đàm kết thúc với những kết luận thiết thực và hữu ích, góp phần nâng cao kiến thức về những khía cạnh pháp lý liên quan đến WTO cũng như mở ra nhiều phương hướng phát triển về vấn đề này trong tương lai.


Sau gần 02 giờ làm việc, buổi tọa đàm kết thúc với những kết luận thiết thực và hữu ích.

Nội dung: Phối Mẫn

 Hình ảnh: Nhã Uyên

 Ban Truyền thông ULAW

--%>
Top