Tọa đàm "Institutions for Economic Development" do Khoa Quản trị tổ chức

Nằm trong chương trình hợp tác quốc tế với các trường Đại học trên thế giới và theo khuôn khổ chương trình HR2020 dưới sự bảo trợ của Uỷ Ban Châu Âu và Trường Đại học Luật TP.HCM, Khoa quản trị đã tổ chức buổi tọa đàm để nói chuyện, trao đổi chuyên môn với Giáo sư Aaro Hazark đến từ Khoa Kinh tế và Tài chính, Đại học Tallinn Technology, Estonia về chủ đề “Institutions for Economic Development”.

Sáng ngày 19/1, tại phòng A.901, Khoa Quản trị đã tổ chức buổi toạ đàm về chủ đề “Institutions for Economic Development”. Buổi toạ đàm có sự tham dự của Giáo sư Aaro Hazark đến từ Khoa Kinh tế và Tài chính, Đại học Tallinn Technology; Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy, Phó trưởng khoa Quản trị; các giảng viên đến từ Khoa Luật thương mại và Khoa Quản trị.


 Giáo sư Aaro Hazark cùng các giảng viên Khoa Quản trị tham dự Tòa đàm

Buổi toạ đàm xoay quanh ba chủ đề chính: 

- Income equality & happiness - Background for development

- Why does International context matter?

- Role of Institutions in social & Economic development

Chủ đề đầu tiên “Income equality & happiness - Background for development” đề cập đến vấn đề không đồng đều trong thu nhập (Income inequality) giữa các quốc gia và mối liên hệ với hạnh phúc của con người. Dựa vào số liệu thống kê The Penguin Press năm 2005 cho thấy mức thu nhập không tỉ lệ thuận với sự hạnh phúc và con người hiện đang chú trọng quá nhiều vào việc tăng thu nhập vì họ coi đó là mục tiêu chính để phát triển kinh tế. Để làm rõ vấn đề này, ông đề cập đến những nền tảng của sự phát triển, bao gồm Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) và Hệ tư tưởng (Institution). Giáo sư cho rằng các lợi thế cạnh tranh có sự phụ thuộc vào các yếu tố thiên về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý có vai trò quan trọng nhưng rất khó để thay đổi và cải thiện nên sẽ khó mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững. 

Mặc khác, lợi thế cạnh tranh đến từ Institution được cho là hiệu quả hơn bởi vì Institution bao gồm các yếu tố mà con người có thể chủ động thay đổi và cải thiện được. Các yếu tố tạo nên Institution bao gồm individual behavior, conventions, norms, formal rules, organisations và đây đều là những yếu tố có thể thay đổi được. Vì vậy, Institution được cho là yếu tố có thể cải tạo được sự đột phá về lợi thế cạnh tranh góp phần vào sự phát triển quốc gia. Theo ông, nhiều quốc gia tuy không có lợi thế cạnh tranh ban đầu thuận lợi thì vẫn có thể phát triển nhờ vào việc cải thiện Instittution của quốc gia này, chẳng hạn như nước Nhật Bản có thể được sử dụng để làm ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng Institution hiệu quả trong việc cải thiện quốc gia.

Chủ đề tiếp theo “Why does International context matter?” đặt vấn đề về mức độ cạnh tranh ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính quốc tế. Một số người nhận định các yếu tố quốc tế sẽ khó có thể để thâm nhập vào nền kinh tế quốc gia hoặc nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, với diễn biến trên thị trường hiện nay cho thấy nhờ vào sự cải tiến, đặc biệt là sự cải tiến về công nghệ đã góp phần làm thế giới trở nên phẳng và công nghệ thông tin đã giúp quốc tế hóa nền kinh tế bản địa. Không cần nói ở đâu xa, mà ngay tại thị trường Việt Nam, hai tập đoàn xe của nước ngoài bao gồm Uber của Mỹ và Grab của Malaysia là hai ví dụ điển hình về công ty 100% nước ngoài đã thâm nhập thành công vào thị trường về dịch vụ xe tại Việt Nam. Với nền tảng công nghệ, hai công ty này tận dụng nhân sự và nguồn xe có sẵn của người Việt Nam để kinh doanh thành công và giành được thị phần lớn của các hãng xe taxi và xe ôm ngay tại thị trường Việt Nam. Đây là điều không tưởng trong quá khứ, nhưng với nền kinh tế năng động và hội nhập như hiện nay thì Việt Nam không nên thờ ơ và mất cảnh giác với các yếu tố có tính nước ngoài để tránh tình trạng thị trường kinh tế Việt bị thao túng và kiểm soát bởi các công ty nước ngoài. Mặt khác, người Việt Nam cũng có thể coi đây là một cơ hội để thâm nhập và tăng trưởng tại thị trường nước ngoài. 

Nội dung cuối cùng của buổi toạ đàm được khép lại bằng việc nhận thấy vai trò, tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của Institution đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của một quốc gia cần được dựa trên cơ sở của một Institution tốt bao gồm cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống quản lý tốt, hạn chế tham nhũng, giảm thiểu tình trạng độc quyền, coi trọng vai trò của các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là người dân cần có sự chủ động để tự thay đổi chứ không chỉ dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước. Để có Institution tốt, người Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng niềm tin, có tư duy khởi nghiệp, suy nghĩ linh hoạt, không ngừng thay đổi, tích cực hơn trong các vấn đề về hợp tác quốc tế để thúc đẩy và tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Thay mặt khoa Quản trị, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy – Phó trưởng Khoa quản trị gửi đến Phó giáo sư Aaro Hazak phần quà lưu niệm và chụp hình cùng toàn thể thầy cô, khách mời trong buổi tọa đàm. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy cũng bày tỏ với Giáo sư Aaro Hazak về sự trân trọng và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác về các vấn đề trao đổi kiến thức chuyên môn, hợp tác quốc tế với Trường Tallin University of Technology, Estonia.

Bài: Thảo Phương, Vũ Uyên

Ảnh: Thanh Toàn

Ban truyền thông Ulaw

--%>
Top