Đối thoại bàn tròn: Trao đổi về những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy Luật quốc tế tại các nước châu Á

Ngày 19/10/2017, nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo về kinh nghiệm giảng dạy môn Luật quốc tế tại các trường đại học tại Việt Nam và các nước châu Á, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật – TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi toạ đàm tại Phòng A905, cơ sở Nguyễn Tất Thành.

Thành phần tham gia buổi hội thảo bao gồm PGS. TS Trần Việt Dũng - Trưởng khoa Luật quốc tế, GS. Tony Anghieđến từ Đại học Quốc gia Singapore, TS. Trần Vân Long - Trưởng Bộ môn Luật quốc tế Khoa Luật Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, các giảng viên Khoa Luật quốc tế - Đại học Luật. TP. Hồ Chí Minh, cùng một số giảng viên giảng dạy Luật quốc tế của và Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - TP. Hồ Chí Minh.

                                   Bui trao đi nhn đưc s quan tâm t nhiu ging viên ca Trưng và các trưng đi hc khác.

 Các vn đ đã trao đi trong to đàm:

Các giảng viên đã trao đổi những khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn Luật quốc tế, bao gồm nhng vấn đề như số lượng tiết giảng, khả năng tiếp thu của sinh viên. Hiện nay, Môn học chưa nhận được đánh giá đúng đắn từ sinh viên vìsinh viên cho rằng Môn học này không thiết thực, không có khả năng áp dụng thực tế cho công việc sau này. Hơn nữa, với tính chất “quốc tế” của môn học, nhiu sinh viên cảm thầy Môn học chứa đựng nhng vấn đề quá xa xôi và hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều cơ hội để thực hành kiến thức học được trong Môn học.

Về tài liệu giảng dạy, có hai (02) vấn đề được đưa ra. Thứ nhất là khả năng tiếp cận tài liệu nước ngoài của cả giảng viên và sinh viên hiện nay còn hạn chế do cản trở về ngôn ngữ. Thứ hai, với những tài liệu đã dịch sang tiếng Việt thì còn những hạn chế về mặt dịch thuật mà sinh viên lại chưa có đủ khả năng ngoại ngữ để nghiên cứu những tài liệu gốc.

GS. Anghie đã chia sẻ kinh nghiệm của ông trong việc giảng dạy các môn Luật quốc tế tại Singapore và Mỹ (nơi ông đã dạy trên 12 năm tại Đại học Utah). Ông gợi ý cần giảng dạy thêm về vấn đề lịch sử áp dụng Luật quốc tế tại Việt Nam nhm có sự liên hệ cho sinh viên để sinh viên cảm thấy môn học này không quá xa lạ, tính thực tiễn cao hơn

Các giảng viên cũng bàn về vấn đề dịch tài liệu tiếng Anh hay dạy trưc tiếp bằng tài liệu tiếng Anh, tăng số lượng giờ giảng cho môn Luật quốc tế, và tạo niềm yêu thích học Môn học này cho sinh viên, vì môn Luật quốc tế hiện diện ở mọi vấn đề của đời sống quốc tế, như giải quyết tranh chp giữa các quc gia.

Buổi trao đổi diễn ra trong không khí trao đổi cởi mở và thân thiện, trên tinh thn chia s kinh nghiệm và những khác biệt trong giảng dạy Môn học.

                                                                  (Bài và ảnh do PGS.TS. Trần Việt Dũng cung cấp)

--%>
Top